Phân biệt seminar, workshop, conference, symposium ...


Phân biệt seminar, workshop, conference, symposium ...

Đây là những từ mà người Việt thường cảm thấy rất lúng túng khi sử dụng. Vì vậy mới có bài viết này trên blog của GS Nguyễn Văn Tuấn vào sáng nay. Bài gốc ở đây.

Để thuận tiện cho việc làm rõ thêm nghĩa và đóng góp ý kiến về việc dịch các từ này như lời kêu gọi của GS Nguyễn Văn Tuấn, tôi xin chép một phần từ bài viết nói trên vào phần dưới đây, sau đó sẽ đưa ra những ý kiến của riêng tôi.


Conference (hội nghị) là một cuộc họp lớn hơn seminar và workshop, với số người tham dự từ 100 đến vài chục ngàn người. Các hội đoàn chuyên môn thường có conference thường niên. Thành phần tham dự thường là hội viên, kể cả nghiên cứu sinh và các chuyên gia. Trong conference, có những bài giảng chính (keynote lectures) cho tất cả người tham dự. Ngoài bài giảng chính, conference còn có nhiều phiên họp gọi là session.

Symposium là một cuộc họp mang tính khoa bảng và nghiêm túc, với nhiều diễn giả trình bày về một hay nhiều đề tài. Số người tham dự thường ít hơn conference, nhưng cũng có thể tương đương với seminar. Các công ti dược thường có những symposium lồng trong các conferences để nhân cơ hội giới thiệu sản phẩm của họ.

Seminar là một cuộc họp mang tính giáo dục, thường thường chỉ tập trung vào một đề tài cụ thể nào đó. Người tham gia seminar bao gồm nghiên cứu sinh, học viên và các chuyên gia. Hình thức họp thường là một diễn giả nói chuyện và sau đó thảo luận. Ở Viện tôi, mỗi tuần đều có seminar về một đề tài khoa học, do các chuyên gia trong và ngoài nước được mời đến nói chuyện.

Workshop là một cuộc họp nhỏ hơn và không quá chuyên sâu như seminar. Thông thường, một workshop có khoảng 10-20 học viên, nhưng không có chuyên gia. Trong workshop có thực hành, bài tập dưới sự giám thị của người giảng (còn trong seminar thì không có bài tập).

Summit (hội nghị thượng đỉnh) là một cuộc họp của các chuyên gia hàng đầu hay các nhà lãnh đạo cao cấp nhất.
Xin được làm rõ thêm về những từ này (xin lỗi, tôi bị méo mó nghề nghiệp, do có nhiều năm giảng dạy tiếng Anh, và chuyên về biên-phiên dịch!). Tôi xin chép các định nghĩa bằng tiếng Anh của các từ này dưới đây, sau đó sẽ đề nghị cách dịch. Từ điển được dùng là Onelook Dictionary (online), sử dụng phần quick reference, và được kiểm tra lại bằngMerriam-Webster Online Dictionary (phần in nghiêng trong ngoặc).

1. conference: a prearranged meeting for consultation or exchange of information or discussion (especially one with a formal agenda)
(a usually formal interchange of views)

2. symposium: a meeting or conference for the public discussion of some topic especially one in which the participants form an audience and make presentations
(a formal meeting at which several specialists deliver short addresses on a topic or on related topics)

3. seminar: (a) a course offered for a small group of advanced students; (b) any meeting for an exchange of ideas
(an advanced or graduate course often featuring informality and discussion)

4. workshop: a brief intensive course for a small group; emphasizes problem solving
(a usually brief intensive educational program for a relatively small group of people that focuses especially on techniques and skills in a particular field).

Đọc các định nghĩa bằng tiếng Anh, kết hợp với phần trích dẫn của GS Nguyễn Văn Tuấn, có thể thấy các từ này đều có nghĩa một cuộc họp nhiều người, có sự trao đổi ý kiến về một vấn đề gì đó. Những nét nghĩa chính có thể giúp phân biệt các từ này như sau:

1. trịnh trọng hay thân mật: conference và symposium thuộc loại trình trọng, seminar và workshop thuộc loại thân mật hơn

2. quy mô - tức số người tham dự nhiều hay ít: conference có quy mô lớn nhất, hàng trăm người, symposium thì quy mô lớn hoặc nhỏ, hai từ còn lại có quy mô nhỏ tương đương nhau, chừng vài chục người

3. vai trò của các đối tượng tham dự (đến nghe hay đến trình bày): symposium chỉ gồm người trình bày (trừ các khách mời, không tính), đều là chuyên gia, nghe lẫn nhau; conference và seminar thì có một hoặc một số nhỏ người trình bày, những người khác nghe; còn workshop có thể không có người trình bày mà chỉ là những người làm việc chung với nhau để giải quyết một vấn đề gì đó, có người hướng dẫn

Bây giờ đến việc dịch. Ở VN, có các từ sau: hội nghị, hội thảo, diễn đàn, (nói chuyện) chuyên đề, và tập huấn. Tôi đề nghị dịch như sau: conference là hội nghị hoặc hội thảo (có nghĩa hơi khác nhau chút), symposium là diễn đàn hoặc hội nghị chuyên gia, seminar là nói chuyện chuyên đề, và workshop là hội thảo tập huấn.

Xin gửi đến mọi nguời đọc và góp ý! Đặc biệt là GS Ngyễn Văn Tuấn!
---
Bài này sưu tầm trên internet thông qua google.com search
https://www.google.co.jp/webhp?sourceid=chrome-instant&ion=1&espv=2&ie=UTF-8#q=Ph%C3%A2n+bi%E1%BB%87t+seminar%2C+workshop%2C+conference%2C+symposium+...

Javascript lớp, instance và error

Tôi gặp tình huống thực tế trong lúc code javascript như bên dưới. Ghi lại ở đây để có dịp nhình lại hoặc giúp chút gì đó nếu ai gặp phải giống tôi(Dưới đây là tôi lượt bỏ để code ví dụ trở nên đơn giản dễ hiểu hơn).

Mô tả C1(Component 1), C2(Component 2)


Tôi có hai component C1, C2. Trong C1 sẽ có một thể hiện C2.

Code như bên dưới.

c1.js

(function ($) {
    function c1(options) {
        var _options = {//Default setting component
            module: ""
        }
        this.options = jQuery.extend(_options, options);//Merge setting from instance and default seting
        this.specialPage = false;//properties of class
    };

    c1.prototype.init = function () {//init function, this is registered some cases variable
        CONST: {
            MAX_INT: 2147483647
        }
        _event = $({});//trigger event object
        this.c2 = new c2(this.options);
        this.c2.init();//call the init method of component second
        this.$icon = jQuery(".htmlclass");//this is object registered jQuery object
        console.log(this.options, "done", this.$icon);//test logic console log to browser
    };
})(jQuery)

c2.js

(function ($) {
    function c2(options) {
        var _options = {
            module: ""
        };
        this.options = jQuery.extend(_options, options);
        specialPage: false;
    };
    c2.prototype = {
        _event: $({}),
        CONST: {
            MAX_INT: 2147483647
        },
        init: function () {
            console.log('c2 done');
        }
    }
})(jQuery)
---
Ở html page tôi sẽ triệu gọi như sau
<script>
        var options = {"module": "ABC" };
        var c1Instance = new c1(options);
        c1Instance .init();
        console.log(c1Instance .options.module, c1Instance .c2.specialPage)
    });
</script>
---> khi chạy sẽ xuất hiện lỗi như sau:

Uncaught ReferenceError: c1 is not defined

Sau khi khắc phục


c1.js

  function c1(options) {
    var _options = {
        module: ""
    }
    this.options = jQuery.extend(_options, options);
    this.specialPage = false;
};

c1.prototype.init = function () {
    CONST: {
        MAX_INT: 2147483647
    }
    _event = $({});
    this.c2 = new c2(this.options);
    this.c2.init();
    this.$icon = jQuery(".htmlclass");

    console.log(this.options, "done", this.$icon);
}

c2.js

function c2(options) {
    var _options = {
        module: ""
    };
    this.options = jQuery.extend(_options, options);
    specialPage: false;
};
c2.prototype = {
    _event: $({}),
    CONST: {
        MAX_INT: 2147483647
    },
    init: function () {
        console.log('c2 done');
    }
}
---
Ở html page tôi sẽ triệu gọi như sau
<script>
        var options = {"module": "ABC" };
        var c1Instance = new c1(options);
        c1Instance .init();
        console.log(c1Instance .options.module, c1Instance .c2.specialPage)
    });
</script>

Nguyên nhân - cách khắc phục:

Closure javascript, có nghĩa là ta định nghĩa c1 với clouse nên ra khỏi nó c1 trở nên undefined
Tips: Google search closure javascript

Phân tích trước khi viết javascript

Hình minh họa viết javascript
Hầu như ai viết web, động lẫn tĩnh đều viết được javascript. Nhưng nếu để viết cho ra trò(dạng viết tối ưu, chia nhỏ, không ôm đồm) thì có lẽ đém trên đầu ngón tay.

Tôi, ngày tháng lăn lốc chốn công sở, nay viết vài dòng nhằm ôn lại những gì đã viết và chia sẽ bà kon những gì tôi biết.

Để tiện cho việc mô tả điều tôi muốn nói, tôi tạm đưa ra một
Yêu cầu bài làm như sau:

Viết javaScript làm nhiệm vụ:
Suggest một danh sách item khi người dùng gõ vào textbox.(giống facebook gõ hiển thị danh sách xổ xuống,)
+ Mỗi item gồm có tiêu đề, biểu tượng
+ Khi click item này thì danh sách sẽ biến mất, và một item vừa chọn sẽ đưa vào mục DANH SÁCH ĐÃ CHỌN.
+ Danh sách đã chọn, người dùng có thể click icon x để bỏ chọn.
+ Danh sách xổ xuống, không tồn tại những item đã chọn.(Như vậy không tồn tại hai item giống nhau cho danh sách đã chọn)

Thông tin lập trình:
Ví dụ: a---> a, ba, banana, sang, lang, ...
Sau đó người dùng chọn một item từ danh sách đó để đưa vào một <ul> nhằm ghi nhận những gì đã chọn
Khi chọn xong, kêt thúc và trở lại trạng thái sẵn sàng như  mới vào page.

Phân tích yêu cầu

Có hai thứ cần viết.
+ Component SuggestItem (truy vấn dữ liệu từ server, trả về dạng json), sau đó hiển thị thành danh sách xổ xuống

+ Component thứ 2 ItemListSelected là ghi nhận lại những gì đã chọn từ C1 (Component SuggestItem)
+ Như vậy component 1 không quan tâm ai sử dụng mình và làm gì, mà chỉ cung cấp 1 trigger là "selected", tức khi user click item từ danh sách, sẽ lấy ra một item thông qua trigger "selected"
+ Component thứ 2 thì luôn lắng nghe khi nào thì trigger selected sẽ firing ra, để đón nhận và làm việc của mình.
--> Cách viết này nhằm mục đích:
 PHÂN CHIA NHIỆM VỤ
VÀ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO ĐỐI TƯỢNG SẼ SỬ DỤNG LÀ AI
--> Component 2 cũng có thể cung cấp các trigger VD: Change để tương lai có thể sử dụng nó.

Tiêu chuẩn kỹ thuật:
+ Tất cả component không được phụ thuộc vào đối tượng sử dụng
+ Chống xss
+ Tốc độ nhanh(không quá 3 giây cho mỗi lần hiển thị)
+ Không viết cho một csdl cụ thể nào
+ Đối với component 1:
  - Dùng các phím lên, xuống, enter, và esc để làm phím tắt
  - Dùng keyword "a" để làm shortcut add

Tiếp cận vấn đề theo hướng module hóa


1/ Định nghĩa component SuggestItem và phân chia nhiệm vụ


+ Nhận vô string,
+ Gửi dữ liệu về server xử lý
+ Nhận kết quả xử lý trả về từ server JsonObject [{id:integer, title:string, iconPath:string, reserverField:string}]
(mảng json)
+ Xử lý để hiển thị dạng list (ul, li)
+ Bind sẵn sự kiện khi click sẽ trigger ra một event đặt tên là Selected

2/ Định nghĩa component ItemListSelected


+ Đăng ký  một textbox để nhận dữ liệu dạng plan text được end-user nhập vô.
+ Gửi dữ liệu qua component SuggestItem để xử lý
+ Đăng ký  một sự kiện để lắng nghe xem bên control kia có trigger ra item nào không.
+ Render lại item theo dạng <ul><li>title</li></ul>

3/ Coding

Step 0:
Tạo một trang html Demo.html và có nội dung như sau

<!DOCTYPE html>
<html>

<head>
    <title> Demo Javascript module</title>
</head>

<body>
    <div class="item-picker">
        <div class="item-selected">
        </div>
        <div class="input-item-picker">
            <input type="text" class="input-picker" />
            <span class="input-item-add-icon"></span>
        </div>
    </div>
</body>

</html>


Step 1:
Tạo file javascript mang tên SuggestItem.js và gõ vô như sau

(function($) {

    var SuggestItem = function(options) {
        var default_options = {
            url: "/Commands/ajaxCommand.aspx",
            numberRowDisplay: 10, //Giới hạn số item hiển thị trên danh sách
            target: "" //HTML class, id mà component nhận dữ liệu
        };
        this.options = $.extend(default_options, options); //Dùng để trộn lẫn setting mặt định và setting được định nghĩa cho từng nơi gọi
    };

    SuggestionItem.prototype = { //Những gì viết trong prototype thì được phép truy cập công khai
        HTML_Template: {}, //Chứa đựng các template sẽ làm việc.
        _event: $({}), // tập hợp các event sống chung với jQuery khi trigger
        init: function() {
            //gọi các hàm thành viên phục vụ cho mục đích contructor
            this.createComponent(); //dăng ký các html vào document
            this.cacheElement(); // nhớ lại các html element để nội bộ component này làm việc
            this.bindEvent(); //gán các event cho html
        },
        _handleOnClickItem: function(event) {

            this._event.trigger("selected", this.getItemSelected(event));
        },
        on: function(event, fn) {
            this._event.on(event, fn);
        },
        searchItem: function(params) {},

    };

})(jQuery);

Bên component ItemListSelected
ItemListSelected.js
(function($) {
    init: function() {

        this.suggestItem = new SuggestItem({
            url: this.options.url
        });
        this.suggestItem.init();
        this.bindEvents();
    },

    bindEvents: function() {
        var self = this;
        this.suggestItem.on("selected", $.proxy(this._onSelectedSuggestItem, this)); //Khi component SuggestItem trigger sẽ trả về một item được chọn. Từ item này component sẽ build lại theo mục đích muống sử dụng.
    }
})(jQuery);

Cà phê mang đi: Nhanh phát, chóng tàn


Cà phê mang đi: Nhanh phát, chóng tàn


Cà phê mang đi (take away) đang phát triển rầm rộ ở nhiều thành phố lớn, kéo theo hàng loạt các dịch vụ tư vấn mở quán cà phê, nhượng quyền thương hiệu...


Ăn theo trào lưu cà phê mang đi, nhiều dịch vụ tư vấn mở quán, trang bị mở quán từ A- Z cũng xuất hiện. Nhưng thực tế, kinh doanh quán cà phê là một cuộc đấu trí khốc liệt chứ không phải cuộc dạo chơi và càng không dễ dàng như quảng cáo.
Người người mở quán

Theo thống kê của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), từ năm 2008-2011, lượng cà phê tiêu thụ tại Việt Nam tăng 65%. Riêng năm 2010, tiêu thụ cà phê tại Việt Nam tăng trưởng 31% so với các nước trên thế giới. Con số thống kê này cho thấy Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng.

Thực tế cũng đã khẳng định, thị trường Việt Nam đang đón nhận sự bùng nổ của những thương hiệu cà phê lớn trong nước cũng như quốc tế. Ở phân khúc bình dân, cà phê mang đi, cà phê rang xay cũng đang đua nhau nở rộ, tạo nên bức tranh vô cùng sinh động và thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Mặc dù vậy, cạnh tranh ở phân khúc này hoàn toàn không dễ dàng và nếu không tỉnh táo, những nhà đầu tư mới – chủ quán cà phê – rất dễ bị sập tiệm.

Mới đây, tại một hội chợ diễn ra ở Công viên Lê Văn Tám, TP HCM, chúng tôi bắt gặp gần chục gian hàng cà phê, hầu hết là các thương hiệu nhỏ. Trong đó, vài công ty chào mời dịch vụ tư vấn thiết kế, mở quán cà phê mang đi. Liên hệ với người đàn ông tên Việt – tự nhận là chuyên viên tư vấn của công ty cổ phần Đất Sài (sở hữu chuỗi cà phê “To Go”), ông Việt cho biết, với mặt bằng khoảng 15m2 chúng tôi cũng có thể mở được quán cà phê, với tổng đầu tư ban đầu khoảng 40–50 triệu đồng.

“Công ty sẽ phụ trách tư vấn thiết kế, trang trí, chọn mua bảng hiệu, bàn ghế, quầy kệ, ly tách, máy xay cà phê… và chịu trách nhiệm tổ chức khai trương, hướng dẫn cách pha chế, bán hàng và cung cấp cà phê. Mọi tư vấn, đào tạo đều được thực hiện miễn phí. Chi phí mua bàn ghế, ly tách được tính theo giá sỉ khi nhượng lại cho người đầu tư”, ông Việt cho biết.

Người đàn ông này chào mời rằng, công ty ông ta sẽ ký với chủ quán một hợp đồng, theo đó sau 18 tháng, công ty sẽ hỗ trợ lại cho chủ quán 70% chi phí đầu tư ban đầu. Nếu mặt bằng 60m2 thì chi phí đầu tư khoảng 65 triệu đồng, sau hai năm công ty sẽ hoàn trả 70% chi phí đầu tư ban đầu, hoặc hỗ trợ 100% nếu người đầu tư mở thêm một quán mới. Theo ông Việt, thương hiệu cà phê mang đi “To Go” của công ty Đất Sài chỉ mới ra đời một thời gian ngắn, nhưng đã có hơn 50 quán trên cả nước, trong đó riêng tại TP HCM đã có khoảng 20 quán.



Nhu cầu uống cà phê sạch tăng cao khiến nhiều quán cà phê “sạch”, cà phê mang đi xuất hiện ngày càng nhiều.


Nhiều công ty cà phê khác cũng hoạt động theo mô hình này kèm theo những lời tư vấn, hứa hẹn rất hấp dẫn. Chẳng hạn, hệ thống cà phê Amigo của công ty TNHH Cà phê Phát Vi cũng nhượng quyền thương hiệu và hỗ trợ chủ quán 30% chi phí đầu tư. Phần lớn những người chưa có kinh nghiệm mở quán bán cà phê sau khi được tư vấn sẽ rất hào hứng bỏ tiền mở quán.
Nhưng không dễ “ăn”

Tuy nhiên, theo anh Huỳnh Lợi, chủ một quán cà phê theo mô hình này trên đường Hòa Bình (TP HCM), hơn một năm nay anh đã bỏ dở hợp đồng với một chuỗi cà phê mang đi và tự kinh doanh riêng. Anh Lợi ký hợp đồng nhượng quyền với một công ty ban đầu họ bao trọn các dịch vụ từ trang trí tường, quầy kệ, tranh ảnh, bàn ghế, ly tách, cà phê, hướng dẫn cách pha chế… với giá gần 70 triệu đồng, và theo hợp đồng là được hỗ trợ lại 30% với điều kiện đạt doanh số được giao. Sau vài tháng hợp tác, anh Lợi mới biết, hầu hết các hạng mục đầu tư đều đã được công ty này đội giá từ 30% trở lên.


Do phát triển quá nhanh, cạnh tranh lớn nên nhiều quán phải đóng cửa chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động.



Anh nói: “Nghĩa là nếu tôi đạt doanh thu thìcông ty trả lại phần chênh lệch giá 30% này, nếu không đạt thì mất trắng. Ví dụ, bộ bàn và bốn ghế nhỏ có giá khoảng 500.000 đồng/bộ thìcông ty kê giá lên 800.000 đồng, tranh treo tường cũng đội giá gần gấp đôi. Cà phê thì chỉ được bán những loại công ty giao, giá ấn định”.

Theo giới kinh doanh, cà phê “sạch”, cà phê rang xay nở rộ một phần vì tâm lý người dân sợ uống cà phê vỉa hè, quán cóc kém chất lượng do pha bằng bột bắp, đậu nành. Bên cạnh đó, các quán dạng này đáp ứng đúng thị hiếu khách hàng: Quán sạch sẽ, có bàn ghế lịch sự, có nhạc, wifi miễn phí nên “ăn đứt” cà phê quán cóc (cà phê “cóc” có giá 8.000–12.000 đồng/ly), nhưng lại tiện lợi và rẻ hơn so với cà phê sân vườn, cà phê máy lạnh (có giá vài chục nghìn đồng/ly).

Mặt khác, chi phí đầu tư không quá lớn cũng là một yếu tố quan trọng thu hút nhiều người nhảy vào kinh doanh ở lĩnh vực này. Thế nhưng, do phát triển quá nhanh và cạnh tranh nhiều nên số lượng quán cà phê mang đi bị ế ẩm, phải đóng cửa sau một thời gian ngắn hoạt động cũng không ít. Anh Ẩn là một chủ quán như vậy.

Vì mê kinh doanh cà phê, anh hùn vốn với bạn mở quán cà phê mang đi trên đường Tân Hải, quận Tân Bình theo kiểu nhượng quyền thương hiệu. Sau hơn bốn tháng cầm cự, anh đã phải đóng cửa quán vì ế ẩm. “Chỉ trên một đoạn đường ngắn mà có đến hơn 10 quán cà phê treo biển “sạch”. Cùng một tuyến đường, các quán có phong cách tương tự nhau, giá bằng nhau (cà phê đá 12.000 đồng/ly, cà phê sữa đá 16.000 đồng/ly), ngày đông khách lắm cũng chỉ bán được 50–60 ly, trong khi tiền thuê mặt bằng đã 8 triệu đồng/tháng. Thấy càng kéo dài càng lỗ nặng nên tôi đóng cửa, trả mặt bằng”, anh Ẩn kể.

Rõ ràng, việc các thương hiệu cà phê nhắm vào các nhà đầu tư nhỏ cũng là điều tự nhiên theo quy luật có cung, có cầu.

“Với những người lần đầu làm chủ, việc đầu tư kinh doanh không đơn giản là được khoán gọn từ A-Z mà mở quán còn cần cái duyên, cái may và cái nghề trong kinh doanh”, giám đốc một công ty cà phê chia sẻ.

Suy cho cùng, kinh doanh quán cà phê là một cuộc đấu trí khốc liệt chứ không phải cuộc dạo chơi. Do vậy, sân chơi chỉ dành cho những người đủ bản lĩnh, đủ lực để chạy đua đường dài và kinh doanh thật sự chuyên nghiệp.

Theo Hoài Nhân/ Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Dạy con về sự tôn trọng



Khi con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác, trẻ sẽ có nhiều bạn bè hơn và được người khác tôn trọng nể phục. Những đứa trẻ được tôn trọng và biết tôn trọng sẽ có cơ hội thành công hơn trong tương lai.

Làm thế nào để dạy cho con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Tham khảo bài viết dưới đây nhé các ba mẹ!

Dạy con về sự tôn trọng

Ngoài nhà trường, thì gia đình chính là nhân tố quan trọng để giáo dục về nhân cách và lối sống cho trẻ. Muốn làm được đó, hơn ai hết cha mẹ phải là tấm gương để cho các con noi theo. Để dạy con biết cách tôn trọng người khác, điều đầu tiên là cha mẹ phải biết tôn trọng bản thân và tôn trọng con.



Hãy dạy con biết cách tôn trọng bản thân và người khác​


Các chuyên gia cho biết, cách tốt nhất để giáo dục con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng những người xung quanh cha mẹ nên thực hiện những điều sau:

Trung thực với con: Trẻ sẽ học theo những gì người lớn làm, nên khi cha mẹ làm sai việc gì đó, hãy thành thật thừa nhận và nói lời xin lỗi. Với cách này, bạn sẽ dạy cho con sống trung thực và biết nói lời xin lỗi khi phạm sai lầm. Khi trẻ biết nhận lỗi và xin lỗi con bạn sẽ được người khác tôn trọng và tin tưởng.









Khen ngợi và động viên: Trẻ em như tờ giấy trắng, cha mẹ chính là người quyết định tờ giấy đó nhuộm màu gì. Vì thế, để con biết tôn trọng mọi người và biết cách tôn trọng bản thân, cha mẹ phải là người chỉ dạy và khuyến khích con thực hiện điều đó.

Khi con phạm sai lầm cha mẹ không nên chê trách, miệt thị hoặc làm con xấu hổ trước đám đông mà nên dành cho con những lời khen ngợi thoả đáng và hướng con làm điều đúng đắn. Khi cha mẹ động viên và khuyến khích con, trẻ sẽ tự tin vào bản thân và cảm giác được tôn trọng.

Tin tưởng con: Cha mẹ thường nghĩ rằng, con còn quá nhỏ chưa thể tự làm mọi việc nên thường có thói quen làm mọi việc giúp con. Không cho con có quyền được lựa chọn và chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm. Với cách làm này, bạn vô tình biến con thành người thụ động và không tôn trọng con. Thay vì như vậy, hãy cho con được quyền lựa chọn điều con muốn và tự chịu trách nhiệm trước những điều con đã làm.

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa ra cho con một mục tiêu nào đó và đề nghị con đưa ra kế hoạch để hoàn thành nó. Nếu con hoàn thành trước kỳ hạn, cha mẹ có thể dành cho con phần thưởng xứng đáng. Và khi trẻ không hoàn thành đúng chỉ tiêu, nên có hình thức kỷ luật phù hợp.

Công tâm: Khi con phạm sai lầm hãy lắng nghe lời giải thích của con. Đừng vội vàng đưa ra phán xét hay kết tội con. Khi cha mẹ tự ý kết tội con mà không cho con có quyền được biện mình, không tìm hiểu rõ nguyên nhân, sự việc cụ thể như thế nào sẽ khiến trẻ bất mãn và ấm ức và không tin tưởng vào cha mẹ.

Vì thế, khi con muốn kể cho bạn câu chuyện nào đó hãy yên lặng để lắng nghe, nếu con sai chỉ ra cái sai của con, và nói với con rằng con phải chịu trách nhiệm với sai lầm của mình. Khi cha mẹ công tâm với con, sẽ dạy cho con biết công tâm với người khác.

Lịch sự: Cha mẹ hãy thể hiện phép lịch sự với con bằng cách gõ cửa trước khi vào phòng con, hay nói xin lỗi và cảm ơn. Từ những điều bạn làm con sẽ học theo, điều này sẽ giúp con học được phép ứng xử lịch sự.

Giữ lời hứa với con: Khi hứa với con điều gì đó bạn nên thực hiện, hoặc nếu vì lý do nào đó mà chưa thể thực hiện được điều đó nên nói lời xin lỗi và bù lại cho con khi có điều kiện. Việc giữa lời hứa với con giúp trẻ cảm thấy cha mẹ tôn trọng mình.

Lắng nghe khi con cần tâm sự: Nếu con muốn chia sẻ điều gì đó với bạn có nghĩa là trẻ đang gặp bế tắc và cần cha mẹ giúp đỡ. Do vậy, hãy dành thời gian để lắng nghe tâm sự của con.

Dạy con lễ phép: Nói với con rẳng, khi con lễ phép và tôn trọng người khác con sẽ nhận được những điều tương tự như vậy. Dạy cho con biết lễ phép bằng những ứng xử thường ngày như biết chào hỏi người lớn, biết “vâng”, “dạ”, biết xin lỗi, cảm ơn khi cần thiết.

Khi con có những lời nói hỗn láo, xấc xược cha mẹ nên nhẹ nhàng khuyên giải cho con hiểu. Từ từ uốn nắn con, bên cạnh đó cha mẹ cũng cần điều chỉnh lại ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của mình. Vì nếu cha mẹ thường xuyên sử dụng những ngôn ngữ thô tục, văng tục, chửi bậy con sẽ bị ảnh hưởng và học theo.

Ứng xử chừng mực trước mặt con: Con cái sẽ nhìn vào cách cha mẹ ứng xử với những người xung quanh cũng như cách cha mẹ cư xử với trẻ để con học theo. Trẻ con thường học rất nhanh những điều này. Do vậy, cha mẹ cần ứng xử đúng mực trước mặt con.



Ba mẹ nên ứng xử chừng mực trước mặt con​


Quan tâm đến người khác: Nói với con rằng khi quan tâm và có lòng trắc ẩn với những người xung quanh con, cuộc sống của con sẽ ý nghĩa hơn. Hơn nữa, khi con biết quan tâm đến người khác con cũng sẽ nhận lại sự tâm của người khác dành cho mình.

Không nói xấu người khác trước mặt con: Nếu cha mẹ thường xuyên nói xầu ai đó trước mặt con, con sẽ bị tiêm nhiễm và sẽ học theo cách theo cách của bạn để đi nói xấu bạn bè. Điều này không tốt cho nhân cách của trẻ, khi con thường xuyên nói xấu người khác sẽ bị bạn bè cô lập và tẩy chay.

Dạy con về tính trung thực: Nói với con rằng, con có thể nói dối được một người, hai người hoặc nhiều người nhưng con không thể lừa dối chính bản thân con. Và khi con nói dối sẽ để lại những hậu quả khôn lường, nó có thể khiến con rơi vào vòng lao lý, tù tội hoặc gây thiệt hại về nhân cách và tính mạng của người khác.

Dạy con về sự tôn trọng tùy từng lứa tuổi

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau khả năng nhận thức của trẻ cũng khác nhau. Vì thế, việc dạy cho con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác cũng phải phù hợp với từng độ tuổi.

Trẻ dưới 1 tuổi: Ở giai đoạn này, vì con còn quá nhỏ để hiểu được những gì bạn nói và rất khó để trẻ có thể làm theo những gì bạn muốn. Vì thế, cách tốt nhất là cha mẹ nên đáp ứng những yêu cầu thỏa đáng của con. Đó là nền tảng quan trọng của sự tôn trọng và tin cậy.

Trẻ từ 1-2 tuổi: Ở độ tuổi này trẻ đã có thể học nói vì thế bạn nên dạy cho con biết nói “xin lỗi” và “cảm ơn”.



Hãy dạy con biết xin lỗi và cảm ơn ngay từ nhỏ​


Trẻ từ 3-4 tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu đi học và được cô giáo nhà trẻ dạy cho những quy tắc cơ bản và tính kỷ luật. Vì thế, cha mẹ hãy giúp con thực hành những điều đó một cách hiệu quả nhất nhé.

Trẻ ở độ tuổi tiểu học: Giai đoạn này con bạn đã có thể đưa ra những phán đoán cũng như nhận biết đúng sai. Vì thế, cha mẹ nên khuyến khích con đưa ra nhận xét, góp ý của trẻ vào những nguyên tắc mà cha mẹ đặt ra .

Trẻ lớn hơn: Cha mẹ nên dạy cho con biết cách tự lập, chịu trách nhiệm và dành cho con sự tôn trọng bằng cách cho con lựa chọn điều con muốn làm.
Nguồn: Sưu tầm internet bằng google keyword: lao dong de biet minh con ton tai

Nguyên tắc ngón tay cái trong thiết kế ứng dụng cho điện thoại

Nguyên tắc ngón tay cái trong thiết kế ứng dụng cho điện thoại

Dựa vào thói quen sử dụng điện thoại và một số đặc điểm bàn tay con người, Infographic dưới đây đưa ra một số gợi ý cho bạn khi thiết kế ứng dụng cho điện thoại di động.
Điện thoại di động ngày nay đã quá phổ biến và trở thành vật bất li thân của nhiều người. Điện thoại không chỉ đơn thuần là công cụ nghe gọi, liên lạc giữa mọi người với nhau nữa, mà nó được tích hợp nhiều ứng dụng và trở thành vật dụng giải trí và nhiều tính năng hỗ trợ người dùng như bản đồ, đọc viết email….
 
Thiết kế những ứng dụng cho điện thoại di động cũng đòi hỏi nhiều kĩ thuật, tính toán chi tiết để chiếc điện thoại trở nên hữu dụng và sử dụng một cách dễ dàng, thuận tiện nhất. Dựa vào thói quen sử dụng điện thoại và một số đặc điểm bàn tay con người, Infographic dưới đây đưa ra một số gợi ý cho bạn khi thiết kế ứng dụng cho điện thoại di động.

Tìm hiểu thêm về định luật Fitt
 
Như trong bài infographic trên có đề cập đến định luật Fitt trong thiết kế. Về cơ bản, công thức định luật Fitt được tính theo khoảng cách đến mục tiêu và kích thước của mục tiêu đó. Công thức nhìn có vẻ phức tạp nhưng ý nghĩa thì lại khá đơn giản.
Mục tiêu càng xa thì thời gian để tiếp cận được nó sẽ lâu hơn.
Mục tiêu càng nhỏ thì thời gian để tiếp cận được với nó sẽ lâu hơn.
 
Khi áp dụng định luật Fitt trong thiết kế giao diện, chúng ta rút ra được 3 kinh nghiệm sau.
 
Kinh nghiệm 1: Kích thước của các nút bấm hoặc các phần tử tương tác phải đủ lớn để tương xứng với quảng đường cần di chuyển.
 
Đối với việc độ phân giải của màn hình ngày càng được nâng cao, điều đó đồng nghĩa với việc khoảng cách di chuyển của chuột trên màn hình cũng sẽ dài ra thì cách duy nhất để thỏa mãn định luật Fitt là tăng kích thước của các nút bấm. Tuy nhiên, việc tăng kích thước lại gây ra tác dụng ngược khi số lượng nút bấm quá nhiều dẫn đến chiếm hết cả màn hình. Để giải quyết vấn đề trên, ý tưởng "rubbon" đã được đưa ra. Bằng cách chia nhóm và phân loại, những nút bấm nào người dùng thao tác nhiều nhất sẽ được thiết kế với kích thước lớn, ngược lại những tác vụ người dùng ít dùng tới nút bấm sẽ được làm nhỏ hoặc ẩn đi. Ý tưởng này đã giúp giữ lại các nút bấm vừa thỏa mãn định luật Fitt vừa tiết kiệm không gian hiển thị trên màn hình.
 
Kinh nghiệm 2: Những tác vụ thông thường nên để gần vị trí con trỏ người dùng.
 
Ví dụ dễ thấy nhất để mô tả cho việc này là khi bạn click chuột phải vào màn hình desktop hay màn hình trình duyệt web, bạn sẽ thấy một menu hiện ra ngay vị trí con chuột. Tại sao nó lại hiện ngay vị trí đó? Tại sao nó không hiện ở góc trái trên cùng của màn hình? Trả lời được câu hỏi này thì bạn đã hiểu kinh nghiệm 2 là gì.
 
Kinh nghiệm 3: Những vị trí đặc biệt trên màn hình mà thời gian tiếp cận luôn là ngắn nhất.
 
Những vị trí đó chính là 4 cạnh và 4 góc của màn hình chúng ta. Nếu có ai đó bất ngờ kêu bạn đưa chuột đến góc màn hình hoặc bất kì cạnh nào thì bạn chỉ đơn giản là "phóng tay" rê chuột đến đó mà không cần phải quan tấm đến đường đi hay vị trí dừng của nó. Lý do rất đơn giản, 4 cạnh hay 4 góc là giới hạn cuối cùng của màn hình, cho dù bạn cứ tiếp tục kéo chuột thì con trỏ chuột trên màn hình vẫn ở đó thôi. Nhưng ngược lại, khi ai đó kêu bạn đưa chuột đến vị trí cách cạnh phải màn hình 5 pixel thì hẳn bạn sẽ ngồi canh từng pixel một khi di chuyển con trỏ chuột đến gần đó. Đó là lý do tại sao nút "Start" từ đời Windows XP (các đời Windows 95, 98, 2000 và ME nút Start cách các cạnh 1 pixel) lại nằm trọn ở góc trái màn hình và thanh "Finder" của Mac OS nằm cạnh trên. Đây đều là những vùng dễ tiếp cận nhất.
 
Tóm lại, định luật Fitt là một trong những định luật cơ bản và thú vị nhất khi bạn thiết kế trải nghiệm người dùng. Để có được một ứng dụng hoản hảo, bên cạnh thiết kế cho ứng dụng của bạn một bộ cánh đẹp (UI design - user interface) thì việc nghiên cứu trải nghiệm người dùng (UX design - user experience) sẽ tạo ra giá trị sử dụng cho bộ cánh đó. Không ai muốn sản phẩm của mình làm ra mà không người nào sử dụng đươc!
 
Theo Tinhte.vn

Chiến dịch tiếp thị truyền miệng thông minh



Khách hàng chia sẻ những kinh nghiệm tiêu dùng của họ thông qua việc truyền miệng những câu chuyện mộc mạc và đơn giản.
Nhưng tiếp thị truyền miệng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong thời điểm bùng nổ mạng xã hội. Đây là một vài lưu ý để việc tiếp thị truyền miệng được thành công:


Giá trị của thông điệp. Để tạo ra các thông điệp tiếp thị truyền miệng tích cực, cần phải làm cho khách hàng cảm thấy được giá trị của thông điệp đó, để khách hàng không thể không chia sẻ thông điệp với những người khác. Hãy nhớ rằng, họ sẽ không muốn chia sẻ khi bạn không giữ đúng lời hứa về thương hiệu và cam kết chất lượng.


Nhanh chóng, chính xác. Khách hàng luôn đòi hỏi phản hồi nhanh chóng và họ sẽ đếm từng phút khi bạn xử lý một bảng điều tra hay nhận xét. Bạn cần một đội truyền thông xã hội được đào tạo để đại diện cho thương hiệu và được ủy quyền để đưa ra những tương tác nhanh chóng, chính xác cao trước khi bạn có thể đẩy mạnh chiến lược tiếp thị truyền miệng.


Những khách hàng trung thành. Phần thưởng thông qua giảm giá, ưu đãi cho việc giới thiệu... sẽ giúp khách hàng hứng thú hơn trong việc giới thiệu, chia sẻ thông tin về thương hiệu, sản phẩm cho những người khác.


Giá trị cao, nội dung hữu ích. Các thành viên của cộng đồng xã hội đáng tin cần những thông tin cậy, có giá trị cao và nội dung hữu ích. Điều này có nghĩa bạn phải tìm hiểu những gì là quan trọng nhất đối với khách hàng của mình.


Hãy khai thác các thành viên của bạn để có được những ý kiến góp ý sâu sắc và sau đó cung cấp những nội dung mà họ yêu thích. Một nội dung thông điệp mạnh mẽ nên thêm vào giá trị cho cuộc sống hằng ngày của họ, đó là ước mơ, khát vọng và niềm tin. Điều này sẽ làm tăng lòng trung thành và sự chia sẻ cao trong cộng đồng.


Hãy thành thật. Các thương hiệu cần phải lưu ý rằng trong tiếp thị truyền miệng không có chỗ cho mánh lới quảng cáo hoặc những gợi ý nhỏ của các thao tác. Cộng đồng xã hội mong đợi các thương hiệu phải trung thực và thành thật trong mỗi biểu hiện và truyền thông. Đặc biệt, các dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khỏe phải có nghĩa vụ pháp lý để giữ cho mọi thứ rõ ràng, đúng sự thật.


Sự minh bạch là chìa khóa. Mọi người đều biết rằng ý định cuối cùng của một thương hiệu là để bán sản phẩm và dịch vụ. Nhưng họ sẽ không cho phép họ bị gạt, hoặc bị lừa dối.

Nguồn: Sưu tầm internet

Popular Posts

Like us on Facebook

Flickr Images