Kinh nghiệm mở quán & kinh doanh cafe hiệu quả-BICO COFFEE

Kinh nghiệm mở quán & kinh doanh cafe hiệu quả

Bạn đang có một số vốn nhàn rỗi và yêu thích mở một quán cà phê để kinh doanh nhưng lại không biết bắt đầu như thế nào?
Mở quán cà phê cần gì, làm sao để quán cà phê của bạn cạnh tranh với các quán cà phê khác, làm sao để quán cà phê của bạn thu hút khách và nhiều người biết đến? với nhiều câu hỏi và băn khoăn như vậy, hãy để chúng tôi giúp bạn.

I. Sơ lược các yếu tố cần thiết để mở quán cà phê

Ngày nay với nền kinh tế đang tăng trưởng và phát triển thì nhu cầu thị hiếu ngày càng cao, các quán cà phê nhiều vô số kể nhưng rất ít quán thực sự nổi bật, để thu hút được khách hàng thì không chỉ cần “ngon” là đủ mà phải có tính “thẩm mỹ”, ngoài ra còn phải “lạ” hoặc đôi khi tương đối “độc”.
Do vậy ý tưởng và thiết kế quán rất quan trọng khi khởi sự một quán cà phê. Ngoài sự chuẩn bị chu đáo về mặt kế hoạch, nếu bạn là một người mới vào nghề thì cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thật kĩ các mô hình kinh doanh để chọn cho mình một hướng đi phù hợp.
Để khởi nghiệp tốt trong một ngành kinh doanh nói chung và trong việc mở quán cà phê nói riêng, bạn nên tìm hiểu chu đáo các yếu tố chính quyết định thành công của việc kinh doanh. Dưới đây, Purio có một số gợi ý để có thể giúp các bạn đẩy nhanh quá trình chuẩn bị và tìm hiểu của mình.

1. Địa điểm tốt chiếm 40% thành công của một quán cà phê. Do đó bạn cần phải nghiên cứu thật kĩ địa điểm dự định kinh doanh, yếu tố cạnh tranh, tình hình dân cư và những tác động khác ảnh hưởng tới quán cà phê của mình.

2. Vốn: gồm có vốn cố định và vốn lưu động. Ngân sách cần chuẩn bị thì tùy theo quy mô của quán.

3. Khảo sát thị hiếu, sở thích của khách hàng, từ đó đưa ra đối tượng chính để kinh doanh.

4. Nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh.

II. Các bước hiện thực hoá

1. Ý tưởng

Bạn không thể bắt đầu dự án kinh doanh mà không có ý tưởng. Một ý tưởng kinh doanh đột phá và có tính ứng dụng cao sẽ giúp bạn nhanh chóng thu hồi vốn và đạt lợi nhuận nhất. Để bắt đầu điều đó, bạn nên kinh doanh hướng tới niềm đam mê của mình, có đam mê, bạn sẽ dễ dàng suy nghĩ ra những ý tưởng riêng. Niềm đam mê đó sẽ tạo ra phong cách riêng cho quán cà phê của bạn. Và nét “riêng” của mỗi quán cà phê là điểm mạnh và giúp cho quán cà phê đó khẳng định tên tuổi trên thị trường.


2. Kế hoạch kinh doanh và khả năng đầu tư cho dự án của mình

Kinh doanh là một công việc đòi hỏi sự đầu tư cao vì mức độ rủi ro khá lớn, do đó bạn cần phải có một kế hoạch chi tiết để giảm thiểu khả năng thua lỗ cho quán cà phê của mình.
Bạn nên vạch ra một kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê, kinh doanh mặt hàng gì, chất lượng như thế nào, giá cả ra sao và có thể đáp ứng đủ cung cầu cho thị trường hay không?
Dựa trên số vốn đầu tư của mình, bạn có thể xác định quy mô quán cà phê lớn hay nhỏ, có những quán cà phê đầu tư lên đến 5 - 7 tỷ đồng nhưng thu hồi vốn chỉ trong vòng 1 - 2 năm nhờ những đột phá trong kinh doanh vì có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Ngược lại cũng có những quán cà phê biến mất trên thị trường trong vòng một-hai tháng. Do đó để thành công, bạn cần một kế hoạch kinh doanh sáng suốt, rõ ràng và chi tiết.
Có rất nhiều các loại chi phí mà bạn phải chi trả hàng tháng, vì thế bạn nên phòng hờ một số vốn dự phòng rủi ro để xác định quán cà phê của mình có thể tồn tại trong bao lâu nếu trong thời gian đầu chưa có thật nhiều khách hàng.
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng khi lập một dự án kinh doanh, chúng ta phải dự toán được lời lỗ trong kinh doanh, phải nhận thức được cung - cầu của thị trường để tạo ra những sản phẩm đặc biệt, nhận thức được tiềm năng của công việc mình đang triển khai để có kế hoạch đúng đắn cho quán cà phê của mình.


3. Khảo sát và tìm địa điểm cho quán cà phê

Địa điểm của quán cà phê là một yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh quán cà phê. Do đó bạn phải lựa chọn một mặt bằng kinh doanh phù hợp với ý tưởng kinh doanh và phong cách của quán cà phê.
- Quán cà phê sân vườn: bạn cần một mặt bằng rộng rãi và thoáng mát với nhiều cây xanh, không gian yên bình phóng khoáng lãng mạn.
- Quán cà phê bar: bạn cần lựa chọn một địa điểm kinh doanh gần trung tâm, có mức sống cao và mật độ dân cư đông đúc, nhộn nhịp.
- Quán cà phê văn phòng: một quán cà phê văn phòng cần chọn một mặt bằng gần các trung tâm hành chính.
- Một số quán cà phê khác như cà phê sinh viên, cà phê cóc giành cho các tầng lớp bình dân chỉ cần một mặt bằng rộng vừa phải với các dòng nhạc thị trường không cần quá nổi bật, thường được mở xung quanh các khu công nghiệp và các khu dân cư.
Bên cạnh đó, nếu bạn đã có địa điểm kinh doanh quán cà phê, bạn cần khảo sát khu vực xung quanh đó đã có những quán cà phê loại nào, khả năng cạnh tranh ra sao … Bạn cần phải đánh giá kỹ càng về tình hình dân cư, giao thông, khách vãng lai ở khu vực bạn chọn để mở quán cà phê, từ đó có thể quyết định mở quán hay không và phải mở theo hướng nào, phong cách nào. Tuy nhiên bạn cũng có thể hỏi ý kiến của những người xung quanh, nhất là những người có kinh nghiệm để thành công chắc chắn hơn.


4. Tạo phong cách và trang trí cho quán cà phê cho quán cà phê

Mỗi quán cà phê đều có một phong cách riêng được gọi là điểm nhấn cho quán cà phê. Tùy thuộc vào loại quán cà phê mà có điểm nhấn khác nhau, tạo nên sự đặc trưng cho từng quán. Phong cách càng nổi bật thì quán cà phê càng thu hút được lượng lớn khách hàng.
- Cà phê tình nhân: thật chất đây là quán cà phê sân vườn có môt sân rộng với nhiều cây xanh, tiếng nước chảy róc rách, tạo khung cảnh gần gũi với thiên nhiên với không gian riêng biệt giành cho các cặp tình nhân với không gian yên tĩnh.
- Cà phê trực tiếp bóng đá: là những quán cà phê chiếu trực tiếp các trận bóng đá các giải Ngoại Hạng Anh, C1, World Cup… phục vụ những người hâm mộ môn thể thao vua, không kể ngày hay đêm. Những quán này thường trang bị nhiều Tivi với màn hình lớn và độ nét cao đặt ở nhiều góc nhìn khác nhau.
- Cà phê theo phong cách ngoại: ở Việt Nam có rất nhiều quán cà phê theo phong cách ngoại từ châu Âu đến châu Á. Những loại quán này thường có điểm chung là sang trọng ấm cúng và bắt mắt với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, lịch sự.
- Cà phê văn phòng: quán cà phê thường phục vụ tầng lớp nhân viên văn phòng với những bàn làm việc rộng có wifi, thường phục vụ thêm cả thức ăn như: điểm tâm, cơ văn phòng, thức ăn nhanh…
- Các quán cà phê kết hợp: quán cà phê kết hợp trà đạo, quán cà phê kết hợp xem phim 3D, cà phê kem, cà phê hát với nhau… Kết hợp bán cà phê và các loại hình khác tạo phong cách riêng gây cảm giác thú vị cho khách hàng.
Bên cạnh đó, bạn cần phải trang trí quán cà phê, bố trí bàn ghế vật dụng sao cho phù hợp nhất, bắt mắt nhất và có một lượng ánh sáng phù hợp theo phong cách quán cà phê của mình. Bạn nên tham khảo ý kiến của những người xung quanh hoặc các chuyên gia để bài trí không gian tiết kiệm và hợp lý nhất.


5. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Ngày nay, khi cuộc sống càng ngày càng nâng cao, các quán cà phê ngày càng nhiều thì cung cách phục vụ của nhân viên quán cà phê phải ngày càng lịch thiệp, chu đáo. Tính chuyên nghiệp trong phục vụ cà phê cũng là một điểm mạnh giúp quán cà phê ngày càng đông khách hơn. Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp sẽ nâng cao chất lượng phục vụ, giúp khách hàng thoải mái hơn khi vào quán cà phê.
Một số quán cà phê lớn hiện nay đều nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng bằng cách đào tạo nhân viên phục vụ một cách chuyên nghiệp, những nhân viên ở đây đều được mặc đồng phục và trải qua các khóa nghiệp vụ do quán cà phê đào tạo. Từ đó nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi bước vào cũng như quá trình khách hàng thư giãn tại quán cà phê. Các nhân viên pha chế cũng được nâng cao về chất lượng, thể hiện tính chuyên nghiệp về tốc độ pha chế, mùi vị, thậm chí ở một số quán, quầy pha chế được đặt ở trung tâm để các bartender có thể biểu diễn pha chế cho khách hàng thưởng thức.


6. Đưa vào hoạt động và phát triển

Không chỉ những dự trù, khi triển khai hoạt động quán cà phê, các bạn cần quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của quán cà phê. Từ đó đánh giá:
- Nhân viên hoạt động có hiệu quả không ?
- Thức uống đã phù hợp với khách hàng hay không ?
- Khách hàng có cảm thấy thoải mái hay không ?
- Lượng khách hàng qua các tuần, tháng, quý trong năm.
Từ những điều đó có những điều chỉnh hợp lý cách hoạt động trong nội bộ quán cà phê cũng như các hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho quán cà phê, rút ngắn thời gian thu hồi vốn.
Các bạn cũng nên đánh giá những mặt hạn chế, nâng cao những mặt tốt của quán cà phê, lập biểu toán kinh phí, thu chi của quán cà phê một cách rõ ràng theo từng tuần, thăm dò ý kiến khách hàng và bổ sung những khiếm khuyết của quán trong thời gian ngắn nhất để kịp thời lấp trống những khiếm khuyết đồng thời có chiến lượt thu hút khách hàng và phát triển quán cà phê với tiêu chí: Giữ vững điểm mạnh, Xóa bỏ thiếu sót, Nâng cao về chất lượng.


III. Kết Luận

Những yếu tố khách quan từ khâu chuẩn bị đến triển khai dự án, chúng ta thấy rõ được việc đầu tư và kinh doanh quán cà phê cũng rất phức tạp, đầy rủi ro trong kinh doanh. Vì thế, trong từng bước đi chúng ta phải thật vững vàng và hiệu quả. Chúng tôi tin rằng, bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn khi tham gia vào thị trường này và từng bước sẽ giúp các bạn đi đến thành công.

Nội dung được đăng lại từ nguồn: puriocafe.com

Nếm để biết cà phê nguyên chất?

Cách nếm thử cà phê nguyên chất - Coffee cupping

CUPPING CÀ PHÊ TẠI PURIOCOFFEE LAB

Nhiều người trong số chúng ta biết cách thử rượu nhưng để đánh giá cà phê thì khác, chúng ta không thử theo cách đó. Nếm thử cà phê chuyên nghiệp được gọi bằng thuật ngữ “cupping”.
"Cupping" sẽ cho biết một cách không ngờ những hương vị chỉ phảng phất, không rõ ràng mà trước đây bạn không để ý; đồng thời giúp bạn nhận biết và đánh giá các loại cà phê khác nhau một cách nhất quán.
141202-cach-nem-thu-ca-phe-nguyen-chat-puricafe
Cách nếm thử cà phê nguyên chất.
Ngành công nghiệp cà phê sử dụng “cupping” để đo lường và kiểm soát chất lượng hạt cà phê, chỉ với một chén “cupping” nó cung cấp một bức ảnh nhanh về lô cà phê bất kỳ, cho dù đó chỉ là 1 bao cà phê nhỏ hay cả một lô lớn hàng chục container. Cà phê luôn được đo trên thang điểm từ 0 đến 100.
Cần những gì khi thực hiện “cupping”?
141202-dung-cu-dung-de-thu-puriocafe
- Một chén thủy tinh.
- Mẫu cà phê nguyên chất.
- Một cốc nước.
- Bộ thìa để đong cà phê.
- Một muỗng soup.
- Một form để ghi lại kết quả thử.

Cupping cà phê tại Purio coffee lab nhập từ nước ngoài:
141202-cac-dung-cu-thu-3-mau-mau-rang-khac-nhau-puriocafe
Các dụng cụ thử 3 mẫu màu rang khác nhau.
Công đoạn chuẩn bị thử.
“Cupping" là một hoạt động thực tiễn rất phổ biến trong ngành công nghiệp cà phê từ những nhà xuất khẩu hay nhập khẩu đến những nhà rang xay và các barista đều cần đến. Những “cupper” chuyên nghiệp làm việc trong các công ty cà phê, họ sẽ lấy cà phê từ nhiều nguồn khác nhau, nếm thử và sẽ chọn ra các loại cà phê ngon nhất thế giới. Thậm chí có cả những cuộc tranh tài về “cupping” mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, nơi mà những “cupper” giỏi nhất thi đấu vì giải thưởng.
141202-cam-nhan-huong-bot-ca-phe-nguyen-chat-sau-khi-xay-tu-hat-puriocafe
Cảm nhận hương của bột cà phê nguyên chất sau khi xay từ hạt.
141202-cho-cafe-no-sau-khi-pha-nuoc-nong-puriocafe
Chờ cà phê nở sau khi pha nước nóng.
141202-cac-chuyen-gia-tien-hanh-cupping-purocafe
Các chuyên gia tiến hành “cupping”.
Với những nhà sản xuất và những chủ nhà máy rang xay chuyên nghiệp,“cupping” là công đoạn phải làm ngay từ đầu khi sản xuất cà phê để có thể cung cấp cho người tiêu dùng những hương vị cà phê thơm ngon và tuyệt vời nhất. Puriocoffee cũng không ngoại lệ.
Được thực hiện bởi PurioCoffee.com
Các bài viết khác:
10 quán cà phê đáng đến nhất khi du lịch ở Mỹ

Ý tưởng mở quán & kinh doanh cà phê
Ý tưởng mở quán & kinh doanh cà phê - Phần 2
Các loại thức uống phổ biến trong các quán cà phê
Xu hướng quán cà phê nguyên chất thay quán cà phê cóc

Thêm bình luận




:D:lol::-);-)8):-|:-*:oops::sad::cry::o:-?:-x:eek::zzz:P:roll::sigh:
1000 symbols left



Mã an ninh
Làm tươi


Nghệ thuật thử & nếm cà phê

Nghệ thuật thử & nếm cà phê
Hạt café đã rang có khoảng 800 mùi vị khác nhau, trong khi các giác quan của con người chỉ nhận biết được một số mùi vị. Ở rượu vang đỏ, con số này là gấp đôi, xứng đáng là đồ uống chiếm kỷ lục về mùi vị. Đa số những người am hiểu về café thích kiểu rang “midium” hơn bởi khi đó số mùi vị của cà phê là nhiều nhất.
Công việc thử/nếm café được coi như là một nghệ thuật cũng giống như việc thử và nếm rượu vang và có khi còn hơn nữa. Để phát hiện và tìm ra hầu hết những mùi vị trong café thì công việc thử và nếm phải thực hiện một cách đúng đắn theo nhiều trình tự để tìm ra được một sự cân bằng hoàn hảo, diễn đạt được hương thơm và vị của café. 
Phương pháp thử và nếm café
Để thử và nếm khẩu vị của café thì điều  trước tiên cần làm là phải có những tách café được làm với cùng một cách thật là giống nhau để cho mùi vị giữa các tách café không khác xa nhau qúa.
 Công việc thử và nếm café được thực hiện theo các bước sau đây!
-  Chọn loạt hạt café cần muốn thử.
- Xay một ít café với độ mịn phù hợp với máy pha café.
- Đong một lượng phù hợp và nén một lực vừa đủ vào tay cầm làm café.
- Làm một tách Espresso hay Regular coffee.
- Lấy một cái muỗng cho vào tách khuấy một vài vòng và đưa mũi gần xát vào tách để ngửi.
- Múc khoảng nửa muỗng café và đưa vào miệng.
- Chép miệng tạo thành tiếng động nhiều lần để hòa trộn café  với không khí, nước bọt… lúc này lưỡi sẽ dễ cảm nhận được vị của café hơn.
- Sau cùng là nhổ hỗn hợp trong miệng ra
Khi sử dụng phương pháp nếm và thử café này, lưỡi chúng ta có thể phân biệt được rất nhiều mùi phảng phất trong café vì những phần khác nhau của lưỡi sẽ phát hiện ra những mùi vị khác nhau.
- Phần trên và trong cùng của lưỡi sẽ cảm nhận vị đắng nhất.
- Mặt bên của lưỡi sẽ cảm nhận vị không tốt (ôi, thiu, mốc…) .
- Phần đầu lưỡi sẽ cảm nhận được mùi vị cụ thể nhất.
Học và biết về cách thử và nếm café theo các bước trên thì thật sự là chưa đủ vì điều quan trọng nhất là phải biết diễn tả mùi vị của café. Những từ dưới dây sẽ giúp chúng ta cảm nhận và diễn tả café một cách rõ ràng hơn.
- Aroma: Mùi thơm của café
- Fragrance: Mùi thơm của café bột sau khi được xay.
- Body: Vị café ở trong miệng. Điều này cảm nhận được độ đậm đà, thanh, hay vị dịu của café.
- Rich: Từ này diễn đạt khi mùi của café rất thơm, khi café rất dịu, thanh, đậm đà hơn bình thường.
- Mellow: Vi ngọt của café, không chát, đắng.
- Acidity: Vị chua của café.  Hạt café Arabica là một loại hạt rất đặc chưng cho điều này và rất ngon
Vị chua là một trong những nét đặt trưng của café, cũng giống như vị chát của rượu vang. Vi chua càng cao thì café càng ngon và ngược lại. Do đó nguồn nước được sử dụng trong việc pha chế café rất quan trọng ảnh hưởng rất nhiều về nó, nếu như sử dụng nước có kiềm để làm café thì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều lên vị chua của café. Sử dụng nước tinh khiết hay một hệ thống lọc nước luôn luôn là một biện pháp tốt để có được những mùi vị tốt nhất từ café.
Sưu tầm.

Cách ran cà phê hạt tại nhà ngon


Gần đây báo chí hay đưa tin cà phê được làm từ cùi bắp, đậu nành,..... thậm chí được làm từ hóa chất, vì vậy có nhiều bạn hỏi tôi cách rang cà phê thủ công như thế nào nên tôi viết bài này để các bạn tham khảo, nhiều người cứ cho rằng rang cà phê rất khó chỉ có những nhà rang xay chuyên nghiệp mới có thể rang được, và để thêm vẻ huyền bí những nhà rang xay thường quảng cáo rang cà phê cần phải có "BÍ KÍP GIA TRUYỀN" mới có thể rang được, nhưng thật sự rang cà phê chỉ khó khi đó là "cà phê bẩn" mà thôi, nông dân trồng cà phê thích cà phê nguyên chất vẫn tự rang cà phê từ bao đời nay đó thôi.
1 Chuẩn bị nguyên liệu.
- Một hộp bơ, nước mắm, rượu mạnh (bỏ vào cho béo, thêm mùi thơm và đậm đà hơn..) nếu ai thích uống cà phê mộc( cà phê không tẩm) thì cũng không cần vì bản thân cà phê khi rang nó đã thơm rồi và trên thực tế cà phê rang mộc có giá thành cao hơn cà phê tẩm hương thơm( Bơ, rượu...),và cuối cùng tất nhiên không thể thiếu đó là cà phê, 1kg cà phê có giá khoảng 50.000-60.000, tùy từng ngày (vì giá cà phê luôn biến động mà), và tùy số lượng bạn mua nếu bạn mua ít rất khó mua vì các nông trại như như nhà tôi không có ai bán lẻ,1 lần xuất kho ít nhất cũng phải trên 1 tấn, (chờ giá lên cao xuất kho 1 lần luôn), nếu bạn ở thành phố không muốn uống cà phê bẩn và muốn tự tay rang cà phê nguyên chất cho mình hoặc người thân mà không tìm mua được cà phê nhân sống thì liên hệ mình.


2 Dụng cụ.
- Một cái chảo, hoặc
xoong đều được, lớn bé tùy vào số lượng rang, nếu ai thường xuyên rang thì nên làm một cái lồng rang thì cà phê sẽ chín đều hơn.
- Một cái bếp, bếp điện, gas, củi....đều được, ở tp thì các bạn xài bếp gas cho tiện,
- Một cái cối xay sinh tố dùng để xay cafe khi rang xong. (bây giờ trên thị trường có côi xay cà phê mini cũng xài được)
3.Cách rang.
cách rang rât đơn giản, cũng giống như chị em phụ nữ xào nấu bình thường thôi, đầu tiên cho chảo lên bếp,rồi bỏ cafe vào rang lửa vừa phải , lớn quá cà phê dễ bị cháy( dục tốc bất đạt mà), các bạn nhớ là phải đảo liên tục cho cafe chín đều tránh trường hợp hạt bên dưới đen mà hạt bên trên còn "trắng", nói chung làm sao cho nó "đen" đều là được, bạn rang khoảng 15 phút thì thấy nó chuyển sang màu nâu đen là ok rồi đó, theo kinh nghiệm thì khi thấy cà phê bốc khói là được rồi, lúc này bạn bỏ bơ vào rang cho đều đến khi bơ ngấm đều vào cafe thì tắt lửa, rùi bạn xịt nước mắm và rượu vào( không cần tiêu và bột ngọt đâu nhé (^_^) , trộn đều lên sau đó đổ cà phê ra chỗ thoáng gió, hoặc dùng 1 cái quạt, quạt cho cà phê nhanh nguội thì mới thơm được lâu, và tránh trường họp cà phê nóng sẽ tiếp tục chín dẫn đến khét.

4. Cách Xay:
Sau khi cà phê đã nguội hẳn tốt nhất để qua 1 ngày đêm thì bạn cho vào cối xay nhỏ ra, căn làm sao cho đừng nhỏ quá nếu không sẽ bị lọt phin hết và khi pha sẽ rất lâu mới chảy hết nước trong phin.
P/S: dưới đây là video của 1 người nước ngoài tự trồng tự rang cafe mọi người tham khảo nhé.







BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC WAITER (PHỤC VỤ) TẠI BICO COFFEE

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC WAITER
(Vui lòng tải bản đính kèm ở đây)
I/ THÔNG TIN CÔNG VIỆC:
Chức danh
           NV phục vụ
Thời gian làm việc
Bộ phận
           Bàn
Ca
Quản lý trực tiếp
           Captain
Ngày nghỉ
Quản lý gián tiếp
           Quản lý BICO

 II/ MỤC ĐÍCH CÔNG VIỆC:
Đảm bảo khu vực làm việc sạch sẽ và phục vụ một cách hiệu quả cho BICO .
III/ NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
Stt
Nhiệm vụ
Khái quát công việc
Yêu cầu
1
Thực hiện quy trình phục vụ khách hàng
-   Lấy order từ khách hàng
-   Ghi nhận thông tin order từ khách hàng phải rõ ràng, chính xác món ăn, số lượng, đơn vị tính..
-   Giới thiệu khách hàng các món ăn và đồ uống cho khách hàng
-   Hiểu biết về ẩm thực và các món ăn của BICO
-   Phục vụ khách hàng đồ ăn và uống.
-   Làm đúng quy cách và phong cách phục vụ của BICO .
-   Kiểm tra các món ăn trước khi phục vụ khách
-   Phục vụ đúng bàn, đúng món ăn, đủ số lượng, đúng thứ tự
-   Dọn dẹp bàn ăn và thay đồ mới cho khách
-
-   Sẵn sàng trả lời và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng
-   Niềm nở, ân cần, hòa nhã, chu đáo với khách
2
Giữ gìn vệ sinh & sạch sẽ
Đảm bảo khu vực làm việc sạch sẽ tuyệt đối.
-   Luôn luôn kiểm tra các dụng cụ làm việc thường xuyên trong ca của mình
-   Tác phong chuyên nghiệp, đồng phục tư trang gọn gang, sạch sẽ
-   Phải mặc đồng phục khi làm việc
-   Tránh tình trạng phục vụ khách trong điều kiện ốm đau, cảm cúm
-  Nếu có biểu hiện sức khỏe không tốt thì phải báo cáo ngay với quản lý để xin nghỉ
3
Bảo quản các dụng cụ làm việc
-   Chất đầy  đồ chén đĩa vào quầy service station
-   Bảo quản, cất giữ các đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng, dễ kiểm kê
-   Quản lý các công cụ làm việc của BICO: Bàn ghế, ly tách, dụng cụ làm việc và các vật dụng có liên quan
-   Báo cáo ngay khi phát hiện chén đĩa sứt mẻ mất vệ sinh
4
Phối hợp với các bộ phận khác
-   Hỗ trợ các đồng nghiệp khi BICO đông khách
-   Phối hợp với thu ngân, quản lý BICO và bếp trưởng khi khách gọi món, yêu cầu hủy thức ăn, tính tiền
-   Trong trường hợp hủy thức ăn phải có chữ ký xác nhận của quản lý, bếp trưởng, phục vụ
5
Báo cáo và bàn giao công việc
-   Báo cáo với quản lý tất cả các sự cố xảy ra trong BICO
-   Giao lại cho ca sau theo dõi
-   Bàn giao ca phải đầy đủ thông tin và có mối liên kết chặt chẽ với đồng nghiệp
 IV/ CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY:

CA SÁNG
CA CHIỀU
Đến lúc 06.00 sáng
Kiểm  tra bàn đặt & sắp xếp  bàn ghế theo sơ đồ
Nhận PDA và kiểm tra pin sạc
Lau sạch bàn ghế, đèn, thực đơn, quầy phục vụ
Kiểm  tra và  lau sạch  lại  chén, đĩa, muỗng, ly, dao nĩa..
Chuẩn bị & sắp xếp dụng cụ, tăm, giấy ăn sẵn sàng phục vụ
Nếu 3.00 chiều, vẫn còn khách thì phải bàn giao cẩn thận  lại cho ca sau.
Đến lúc 3.00 chiều
Bàn giao và làm tiếp công việc của ca sang
Nhận PDA và kiểm tra pin sạc
Kiểm  tra bàn đặt & sắp xếp  bàn ghế theo sơ đồ
Lau sạch bàn ghế, đèn, thực đơn, quầy phục vụ
Kiểm  tra và  lau sạch  lại  chén, đĩa, muỗng, ly, dao nĩa..
Chuẩn bị & sắp xếp bát đĩa, tăm, giấy ăn sẵn sàng phục vụ bữa tối
Chia nhau đi ăn tối (5.00-5.30)
Khi hết khách dọn dẹp bàn ghế, lau sạch và sắp xếp bát đĩa, ly chén gọn gàng trước khi về
 V/ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:
Theo quy định chế độ báo cáo của BICO .

BICO, ngày    tháng   năm 200
NV phục vụ
Quản lý NH
Phòng HCNS
Giám đốc

Người Việt Nam chỉ tiêu thụ 1,25 ki lô gam cà phê bột và cà phê uống liền

... người Việt Nam chỉ tiêu thụ 1,25 ki lô gam cà phê bột và cà phê uống liền (cà phê hòa tan), quy ra chỉ 0,5 ki lô gam cà phê nhân.


Buổi sáng trên đường phố Sài Gòn hẳn ai cũng dễ dàng nhìn thấy cảnh người ngồi tụm năm, tụm ba uống cà phê ở đầu hẻm hay lề đường cạnh cổng các cơ quan, văn phòng công ty. Nhưng người Sài Gòn hay người Hà Nội tiêu thụ bao nhiêu cà phê là một câu hỏi mà từ trước tới nay chưa ai điều tra hay nghiên cứu toàn diện.
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã đi tìm lời giải nói trên trong chương trình nghiên cứu và dự báo ngành hàng cà phê.

Hơn 0,5 đô la Mỹ cho cà phê     

Thực ra vào năm 2002, Tổng cục Thống kê thông qua số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam, cho biết bình quân người dân Việt Nam tiêu thụ 1,25 ki lô gam cà phê mỗi năm và số tiền người dân trong nước bỏ ra cho ly cà phê khoảng 9.000 đồng/người/năm, tức chỉ nhỉnh hơn 0,5 đô la Mỹ và chỉ có 19,2% người dân uống cà phê vào ngày thường, còn ngày lễ Tết thì tăng lên 23%.

Điều dễ dàng nhận thấy là người dân thành thị mua cà phê uống tới 2,4 ki lô gam/năm, nhiều gấp 2,72 lần so với người dân nông thôn và số tiền mà cư dân đô thị bỏ ra cho ly cà phê mỗi sáng tới 20.280 đồng/năm, cao gấp 3,5 lần so với nông thôn. Nếu chia các hộ ra thành năm nhóm dựa vào thu nhập thì nhóm thứ năm có thu nhập cao nhất uống cà phê nhiều gấp 18 lần so với nhóm hộ gia đình có thu nhập thấp nhất.

Hầu hết các vùng miền ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê nhưng mức độ chênh lệch rất lớn giữa các vùng. Trong khi duyên hải Nam Trung bộ và ĐBSCL là những khu vực tiêu thụ cà phê khối lượng lớn thì Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng tiêu thụ rất ít, thậm chí vùng Tây Bắc hầu như tiêu thụ không đáng kể với... 30 gam/người/năm.

Trong nghiên cứu của mình, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cho rằng mức tiêu thụ cà phê của người dân trong nước là quá ít. Nếu đem so sánh với người Bắc Âu uống 10 ki lô gam cà phê nhân (quy đổi ra cà phê nhân) mỗi năm, Tây Âu 5-6 ki lô gam thì người Việt Nam chỉ tiêu thụ 1,25 ki lô gam cà phê bột và cà phê uống liền (cà phê hòa tan), quy ra chỉ 0,5 ki lô gam cà phê nhân.

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), tính từ năm 2000 trở lại đây, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 600.000-800.000 tấn cà phê và cũng như nhiều ngành khác, trong một thời gian dài các doanh nghiệp trong nước chọn xuất khẩu cà phê ra thế giới hơn là quảng bá để tiêu thụ nội địa.

Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá tiềm năng tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa của Việt Nam có thể đạt tới 70.000 tấn cà phê nhân, tức gần xấp xỉ 10% sản lượng mà nông dân thu hoạch được.

Tuy nhiên, với điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê đã nói ở trên vào năm 2002 thì tiêu thụ ở thị trường nội địa lên tới 95.000 tấn cà phê nhân. Con số này khác xa đánh giá của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), rằng tiêu dùng cà phê nội địa của Việt Nam chỉ đạt 5% sản lượng thu hoạch, được xem là thấp nhất trong các quốc gia xuất khẩu cà phê thành viên của ICO. Bình quân các nước thành viên của ICO tiêu thụ nội địa tới 25,16% sản lượng thu hoạch.

Dân Sài Gòn uống cà phê nhiều bao nhiêu?

Cách nay bốn năm, Công ty Trung Nguyên cũng tiến hành điều tra về cà phê ở bốn thành phố lớn, trong đó có TPHCM, nhưng là để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của công ty. Nay IPSARD nghiên cứu sâu về tiêu thụ cà phê ở hai thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội với 700 hộ dân được lấy mẫu điều tra. Điều đáng chú ý ở cả hai thành phố là người thường uống cà phê nằm trong độ tuổi dưới 40, như Hà Nội tuổi trung bình 36,3, còn TPHCM trẻ hơn chút ít. Không chỉ vậy, phần lớn người uống cà phê ở Hà Nội là người có trình độ đại học hay chí ít cũng là tốt nghiệp cấp 3 nhưng TPHCM thì gần như uống cà phê ở mọi trình độ.

Thói quen uống cà phê cũng liên quan mật thiết tới nghề nghiệp, chẳng hạn ở Hà Nội thì tầng lớp người về hưu uống cà phê nhiều nhất, tới 19,8%, còn sinh viên thì ít nhất, chỉ có 8% người uống. Thế nhưng ở TPHCM lại ngược lại, dân kinh doanh uống nhiều nhất với 26,3%, kế đến là sinh viên học sinh, người về hưu uống ít nhất. Điều tra này cho biết mỗi người dân Hà Nội bỏ ra 48.000 đồng mỗi năm để mua lượng cà phê 0,752 ki lô gam, trong khi người dân TPHCM bỏ ra tới 121.000 đồng, cao gấp ba lần so với Hà Nội để mua 1,65 ki lô gam cà phê.
  
TPHCM có bảy quận được chọn mẫu để điều tra gồm quận 1, 3, 6, 11, Tân Phú, Gò Vấp và Bình Thạnh nhưng kết quả điều tra thu được khá bất ngờ khi tiêu thụ cà phê nhiều nhất không phải là các quận ở trung tâm thành phố mà là quận Tân Phú và trong hai năm qua, lượng cà phê tiêu thụ ở TPHCM tăng 21%, thấp hơn Hà Nội với 25%. Số lần mua cà phê trong dân ở TPHCM cũng nhiều hơn so với Hà Nội. Có tới 12% người dân TPHCM mua cà phê uống vài lần trong tuần và 40% mua uống vài lần trong tháng, trong khi ở Hà Nội, chỉ có 0,6% số người mua cà phê uống vài lần trong tuần. Điều này dễ dàng nhận thấy qua số lượng quán cà phê và tập quán uống cà phê... vỉa hè của người Sài Gòn, còn người Hà Nội ngồi vỉa hè là để uống nước chè (trà).

Khách tới nhà thì người Hà Nội hay pha chè mời khách, nhưng ở TPHCM có khá nhiều gia đình thay nước chè (trà) bằng ly cà phê, và do vậy có tới 78% người dân Sài Gòn mua cà phê mang về nhà dùng cho việc tiếp khách. Chưa kể về thói quen uống cà phê thì người Hà Nội uống theo mùa, lễ Tết uống nhiều hơn, còn ở TPHCM gần như uống quanh năm. Khẩu vị uống cà phê cũng khác giữa hai đô thị. Người Sài Gòn uống cà phê bột pha phin nhiều nhất với 38%, kế đến là cà phê bột pha phin có thêm sữa với 27% và 20% uống cà phê hòa tan. Hà Nội thì tới 67% uống cà phê hòa tan.

Tỷ lệ người dân vào quán uống cà phê cũng khác nhau. Gần một nửa người Sài Gòn có vào quán uống cà phê, còn Hà Nội tỷ lệ này thấp hơn nhiều. Khi vào quán, người tiêu dùng Sài Gòn uống cà phê pha phin tới 61%, nhiều hơn hẳn so với Hà Nội. Trong khi người dân Sài Gòn tiêu thụ cà phê nhiều hay ít không do thu nhập của họ cao hay thấp, còn ở Hà Nội, thu nhập càng cao thì uống càng nhiều.

Quán cà phê cũng khác nhau. Bình quân mỗi quán cà phê ở Hà Nội rộng 100 mét vuông, có 26 bàn và 9 nhân viên phục vụ còn ở TPHCM, quán rộng bình quân 175 mét vuông, 56 bàn với 23 nhân viên. Sản phẩm bán tại quán cà phê ở TPHCM cũng đa dạng, có tới 40 loại nước giải khát trong đó có cà phê, ở Hà Nội chỉ có 9.

Cà phê bán ở các quán ở hai thành phố được lấy chủ yếu từ Daklak và Lâm Đồng nhưng chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân cung cấp, có lẽ các doanh nghiệp nhà nước chỉ lo xuất khẩu chăng?

Ở Hà Nội, các quán có xu hướng chọn cà phê bột không hương vị, ngược với TPHCM. Khách vào quán cà phê ở Hà Nội vào buổi sáng thường gọi cà phê đen pha phin (đen nóng), buổi tối là “nâu” (tức cà phê đen có thêm sữa) nhưng ở TPHCM, phần lớn khách hàng vào quán uống cà phê đá (tức đen đá) bất kể buổi sáng hay buổi tối. Các thương hiệu cà phê mà quán mua về để bán và người tiêu dùng mua về nhà để uống ở cả hai thành phố là Trung Nguyên, Highland, Vinacafe, Nescafe, Thu Ha, Mai, Phát Đạt. 

---o0o---
Nguồn sưu tầm từ Google search engine 
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:Rk5AI3C7SfQJ:dantri.com.vn/kinh-doanh/nguoi-sai-gon-uong-ca-phe-176900.htm+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=jp

Rồi ai cũng già đi, chỉ riêng BICO là vẫn vậy

Quy luật thời gian, rồi ai cũng phải già đi, và trở nên lạc hậu và có khi trở nên vô dụng nhưng chỉ riêng BICO, sẽ mãi đứng lẵng lặng trong một chung cư nhỏ trên đường D32, là vẫn chờ người.

Có người đã ghé BICO một lần rồi ra đi x
ứ người sau năm tháng bôn ba nơi xứ người, có dịp trở về quê hương và tạt ngang qua con đường củ tìm người bạn, người quen năm xưa, và ồ lên khi thấy BICO vẫn vậy, có chăng khác chút là màu thời gian làm cho nó trông cỗ kính hơn.

Cà phê và người

Cà phê và người

Có nhiều dạng uống cà phê. Có người uống vì nghiện, người khác uống để tỉnh táo. Tôi thì uống cà phê để kiếm cớ ngồi trong một góc quán cà phê quen thuộc, nên tôi chỉ gọi cà phê sữa. Đến nỗi không cần gọi chị phục vụ, chỉ cần ngồi vào bàn là chị ấy bưng ra 1 tách cà phê sữa với 1 ly trà nóng.
Mà thiệt ra nếu chị ấy không bưng gì cả thì tôi vẫn ngồi và trả đúng số tiền uống 1 ly cà phê sữa. Cái tôi cần không phải là một ly cà phê, cà phê thì ở đâu mà chẳng bán được. Điều tôi thực sự cần là một không gian phù hợp, nơi tôi cảm thấy an toàn và có thể để gánh nặng của cuộc sống sang một bên, nghe nhạc, nghe những câu chuyện tếu táo từ những bàn bên cạnh.
Tôi thích cảm giác uống cà phê một mình. Khi ấy, chung quanh bạn không ai quen biết, cũng không ai dò xét bạn đang làm gì, nên bạn có thể thỏa sức tung hoành. Bạn có thể vừa chat, vừa nghe nhạc, hoặc chỉ ngồi khuấy khuấy tách cà phê.
Đôi lần, tôi đến quán cà phê cùng em. Những câu chuyện thì không nhiều, đa phần là im lặng, nhưng tưởng như chúng tôi đã nói rất nhiều. Qua những cái nhìn, qua cách cầm tay nhau trìu mến, qua cả những hơi ấm đang lan dần, đan xen vào nhau.
Trong quán cà phê tôi hay ghé, có nhiều dạng người khác nhau. Có những người làm nghề kinh doanh, tìm đến quán cà phê để tìm một nơi để giao dịch, làm ăn. Có mấy chị xách theo một chồng sách to ụ, chọn góc ngồi cạnh cửa sổ và thể nắng thắp lên những câu chuyện qua từng trang sách. Lại có những người, như mình, đến quán cà phê chỉ để ngồi đó, lặng yên và ngắm bóng nắng, nghe Jazz.
Quán tối và ấm, Jazz buồn. Cảm giác như cả cái khung cảnh đang được đẩy lùi về những năm 60 của thế kỷ trước. Khi những giọng ca cất lên một cách chân chất, mộc mạc. Không có dàn bè to ụ phía sau. Không có những vũ điệu điêu luyện trên sân khấu. Sân khấu chỉ dành cho người ca sĩ và ban nhạc. Và tiếng hát thì cất lên một cách ấm áp. Người ca sĩ ngày xưa không biết nhảy, họ chỉ đứng một chỗ và thả chất giọng vào không gian trầm và ấm. Những người đến nghe thì thưởng thức âm nhạc chầm chậm như uống một tách cà phê.
Trong cái không gian nửa tối nửa sáng đó, bên cạnh những tách cà phê, mùi khói thuốc và Jazz, người ta lẳng lặng cuộc đời đang thực sự trôi đi, và cái gánh nặng chất chồng trên vai bỗng vơi đi phần nào.
Đôi khi người ta đến quán cà phê không phải để uống cà phê mà để tìm một điều gì đó mà người ta nghĩ là đã mất (kiểu vậy).
Nguồn: Sưu tầm internet với keyowrd "Cách cầm ly cà phê đúng cách"

Ly Cà phê Saigon năm xưa…

02cafe_vietnamien
Café cũng như thuốc lá, cùng một quality nhưng không phải lúc nào uống cũng cảm giác như nhau. Ly cafe buổi sáng uống vào khác ly café giữa đêm, mặc dù cũng cùng bàn tay pha, cùng lượng càfé, cùng lượng nước .
Saigon trước năm Mậu Thân, quán café không nhiều, có quán Gió Nam ở khu Bắc Hải ( gần Ngã 3 ông Tạ) khá nổi tiếng vì các nhà văn nhà báo hay tụ tập tại đây, quán này hình như của một nhạc sĩ thì phải. Gọi là quán nhưng bài trí giống một hàng phở đúng hơn. Lúc đó thị trường café do các quán bán đồ ăn sáng thống trị, vì là món phụ nên café bán trong những quán ăn thường thì rất tệ, các quán hủ tíu mì của các chú Ba bán café có xây chừng, bạch sỉu … café uống họ đổ ra đĩa cho mau nguội … Sau mậu Thân các quán chuyên môn về Café mới bắt đầu rầm rộ, kèm theo là nhạc , có quán chuyên chơi nhạc Mỹ Hippies yé yé như Café Văn Hoa, Dakao… có quán chỉ độc nhất tape nhạc Ca khúc Da vàng của TrịnhCôngSơn Khánh Ly rỉ rả cả ngày như quán Bình Minh trên đường Bàn Cờ .. đa số các quán đã bắt đầu trang trí khá cầu kỳ, đôi khi lập dị .. quán Hầm Gió, Quán Tre,  Bão … Lúc này café và kỹ thuật pha cũng như đòi hỏi của khách hàng đa số là tuổi choi choi đã khá cao, fin pha cà phê không còn là những cái phin aluminium đóng bợn mà phải là phin inox bóng loáng, nước sôi đựng riêng trong thermos … và ít nhất phải có một cô cashier be bé xinh xinh .. Nhưng các quán này chém khá nặng tay, thành ra các quán café vỉa hè xuất hiện, không tốn kém tiền lập quán trang trí, bàn ghế chỉ là những cái bàn ghế thấp lè tè đóng dã chiến, vài cái dù … giá ly café lại vừa túi tiền học sinh / sinh viên
Quán cáphê loại này lừng lẫy nhất là café LáMe nằm trên đường Nguyễn Du gần Tự Do ( chỗ nhà thờ Đức Bà) .. café ở đây pha rất ngon, mặc dù họ pha bằng vợt chứ không phải cầu kỳ bằng phin, sau này quán này dời về phía con đường nằm bên hông sân quần vợt Saigon, giữa Duy Tân và Hai bà Trưng ..
Trong các truyện viết về Đà Lạt, và qua bạn bè, thì Dà Lat có café Tùng, Thủy Tạ là uống ngon nhất VietNam, vì Dalat mát lạnh, café trên đó lại là nguyên chất , con gái Dalat da trắng má hồng .. nhưng rất tiếc chưa có dịp được thưởng thức … tuy nhiên bây giờ những buổi sớm sau cơn dầm tuyết, uống ly café nóng vào, quả là có ngon hơn ly café những ngày mùa hè .
cafeduongbw
Ở VN pha café chỉ 1 trong hai cách, kiểu vợt hay caphê bít tất và kiểu dùng phin hay bưng biền kêu là cái nồi ngồi trên cái cốc, nhìn cái phin đem ra biết ngay chủ quán tay nghề cao hay dở, nhìn người uống caphê cho nước sôi vào cũng biết ngay đó là người điệu nghệ hay là không . Pha caphê bằng phin rất khó, khó từ lúc xay , nếu nhuyễn quá thì phin sẽ không thể lược được , và ly caphê sẽ bị cặn uống vô ho sặc máu , nhưng nếu xay gross quá thì nước sẽ xuống quá mau không đủ cho chất caphê ra .. Và nước phải sôi cho vào phin chỉ vừa cho đủ thấm ướt caphê, đợi caphê nở đều rồi mới châm thêm nước vào .. Thường thì nước sẽ khó xuống từ phin, phải dùng cái muỗng xoa nhẹ dưới đáy cái phin cho những bụi caphê đóng bit những cái lỗ của phin rời ra thì nước mới xuống được, vì để nước hãm lâu caphê sẽ có vị chua .. Một phin chỉ 1 lần đầy nước , nước caphê ra là tinh lọc, phải châm thêm nước sôi vào ly tuỳ theo gu thích đậm lạt và đủ nóng .. Caphê uống đúng gu là caphê đen nóng, còn không thì caphê sữa nóng, nhưng đang buổi trưa nóng ly caphê đá cũng tuyệt
Kiểu caphê vợt lúc trước thịnh hành trong các quán hủ tíu mì là loại café uống bằng đĩa nhưng sau này Quán Lá Me cũng dùng vợt nhưng đã cho những ly caphê ngon tuyệt hơn cả những ly caphê pha phin cầu kỳ . Sau 75 người ta không dùng caphê vợt nữa mà họ dùng cái phin thật lớn, để pha cộng đồng .
Để tăng thêm hương vị caphê, người ta cho cho thêm xác vỏ cau khô nghiền nát để tăng vị chát và đắng của caphê, sau 75 họ còn ăn gian, cho thêm cùi bắp rang xay nát trộn vào caphê , uống vô biết liền . Nhiều người dùng muỗng đánh ly caphê đến nổi bọt … họ nói đánh như vậy để ly cafe nổi kem (?) ..
Gần đây qua một bài viết của một tác giả ở VietNam thì trào lưu ở VN bây giờ là” phải uống instant coffee mới là sang trọng và hợp thời còn kiểu cafe cái nồi ngồi trên cái cốc thì là quê một cục . ” … Cũng như rất nhiều thứ khác, rồi thì ly caphê phin VietNam cũng sẽ là một thời đã qua …

Popular Posts

Like us on Facebook

Flickr Images