Javascript lớp, instance và error

Tôi gặp tình huống thực tế trong lúc code javascript như bên dưới. Ghi lại ở đây để có dịp nhình lại hoặc giúp chút gì đó nếu ai gặp phải giống tôi(Dưới đây là tôi lượt bỏ để code ví dụ trở nên đơn giản dễ hiểu hơn).

Mô tả C1(Component 1), C2(Component 2)


Tôi có hai component C1, C2. Trong C1 sẽ có một thể hiện C2.

Code như bên dưới.

c1.js

(function ($) {
    function c1(options) {
        var _options = {//Default setting component
            module: ""
        }
        this.options = jQuery.extend(_options, options);//Merge setting from instance and default seting
        this.specialPage = false;//properties of class
    };

    c1.prototype.init = function () {//init function, this is registered some cases variable
        CONST: {
            MAX_INT: 2147483647
        }
        _event = $({});//trigger event object
        this.c2 = new c2(this.options);
        this.c2.init();//call the init method of component second
        this.$icon = jQuery(".htmlclass");//this is object registered jQuery object
        console.log(this.options, "done", this.$icon);//test logic console log to browser
    };
})(jQuery)

c2.js

(function ($) {
    function c2(options) {
        var _options = {
            module: ""
        };
        this.options = jQuery.extend(_options, options);
        specialPage: false;
    };
    c2.prototype = {
        _event: $({}),
        CONST: {
            MAX_INT: 2147483647
        },
        init: function () {
            console.log('c2 done');
        }
    }
})(jQuery)
---
Ở html page tôi sẽ triệu gọi như sau
<script>
        var options = {"module": "ABC" };
        var c1Instance = new c1(options);
        c1Instance .init();
        console.log(c1Instance .options.module, c1Instance .c2.specialPage)
    });
</script>
---> khi chạy sẽ xuất hiện lỗi như sau:

Uncaught ReferenceError: c1 is not defined

Sau khi khắc phục


c1.js

  function c1(options) {
    var _options = {
        module: ""
    }
    this.options = jQuery.extend(_options, options);
    this.specialPage = false;
};

c1.prototype.init = function () {
    CONST: {
        MAX_INT: 2147483647
    }
    _event = $({});
    this.c2 = new c2(this.options);
    this.c2.init();
    this.$icon = jQuery(".htmlclass");

    console.log(this.options, "done", this.$icon);
}

c2.js

function c2(options) {
    var _options = {
        module: ""
    };
    this.options = jQuery.extend(_options, options);
    specialPage: false;
};
c2.prototype = {
    _event: $({}),
    CONST: {
        MAX_INT: 2147483647
    },
    init: function () {
        console.log('c2 done');
    }
}
---
Ở html page tôi sẽ triệu gọi như sau
<script>
        var options = {"module": "ABC" };
        var c1Instance = new c1(options);
        c1Instance .init();
        console.log(c1Instance .options.module, c1Instance .c2.specialPage)
    });
</script>

Nguyên nhân - cách khắc phục:

Closure javascript, có nghĩa là ta định nghĩa c1 với clouse nên ra khỏi nó c1 trở nên undefined
Tips: Google search closure javascript

Phân tích trước khi viết javascript

Hình minh họa viết javascript
Hầu như ai viết web, động lẫn tĩnh đều viết được javascript. Nhưng nếu để viết cho ra trò(dạng viết tối ưu, chia nhỏ, không ôm đồm) thì có lẽ đém trên đầu ngón tay.

Tôi, ngày tháng lăn lốc chốn công sở, nay viết vài dòng nhằm ôn lại những gì đã viết và chia sẽ bà kon những gì tôi biết.

Để tiện cho việc mô tả điều tôi muốn nói, tôi tạm đưa ra một
Yêu cầu bài làm như sau:

Viết javaScript làm nhiệm vụ:
Suggest một danh sách item khi người dùng gõ vào textbox.(giống facebook gõ hiển thị danh sách xổ xuống,)
+ Mỗi item gồm có tiêu đề, biểu tượng
+ Khi click item này thì danh sách sẽ biến mất, và một item vừa chọn sẽ đưa vào mục DANH SÁCH ĐÃ CHỌN.
+ Danh sách đã chọn, người dùng có thể click icon x để bỏ chọn.
+ Danh sách xổ xuống, không tồn tại những item đã chọn.(Như vậy không tồn tại hai item giống nhau cho danh sách đã chọn)

Thông tin lập trình:
Ví dụ: a---> a, ba, banana, sang, lang, ...
Sau đó người dùng chọn một item từ danh sách đó để đưa vào một <ul> nhằm ghi nhận những gì đã chọn
Khi chọn xong, kêt thúc và trở lại trạng thái sẵn sàng như  mới vào page.

Phân tích yêu cầu

Có hai thứ cần viết.
+ Component SuggestItem (truy vấn dữ liệu từ server, trả về dạng json), sau đó hiển thị thành danh sách xổ xuống

+ Component thứ 2 ItemListSelected là ghi nhận lại những gì đã chọn từ C1 (Component SuggestItem)
+ Như vậy component 1 không quan tâm ai sử dụng mình và làm gì, mà chỉ cung cấp 1 trigger là "selected", tức khi user click item từ danh sách, sẽ lấy ra một item thông qua trigger "selected"
+ Component thứ 2 thì luôn lắng nghe khi nào thì trigger selected sẽ firing ra, để đón nhận và làm việc của mình.
--> Cách viết này nhằm mục đích:
 PHÂN CHIA NHIỆM VỤ
VÀ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO ĐỐI TƯỢNG SẼ SỬ DỤNG LÀ AI
--> Component 2 cũng có thể cung cấp các trigger VD: Change để tương lai có thể sử dụng nó.

Tiêu chuẩn kỹ thuật:
+ Tất cả component không được phụ thuộc vào đối tượng sử dụng
+ Chống xss
+ Tốc độ nhanh(không quá 3 giây cho mỗi lần hiển thị)
+ Không viết cho một csdl cụ thể nào
+ Đối với component 1:
  - Dùng các phím lên, xuống, enter, và esc để làm phím tắt
  - Dùng keyword "a" để làm shortcut add

Tiếp cận vấn đề theo hướng module hóa


1/ Định nghĩa component SuggestItem và phân chia nhiệm vụ


+ Nhận vô string,
+ Gửi dữ liệu về server xử lý
+ Nhận kết quả xử lý trả về từ server JsonObject [{id:integer, title:string, iconPath:string, reserverField:string}]
(mảng json)
+ Xử lý để hiển thị dạng list (ul, li)
+ Bind sẵn sự kiện khi click sẽ trigger ra một event đặt tên là Selected

2/ Định nghĩa component ItemListSelected


+ Đăng ký  một textbox để nhận dữ liệu dạng plan text được end-user nhập vô.
+ Gửi dữ liệu qua component SuggestItem để xử lý
+ Đăng ký  một sự kiện để lắng nghe xem bên control kia có trigger ra item nào không.
+ Render lại item theo dạng <ul><li>title</li></ul>

3/ Coding

Step 0:
Tạo một trang html Demo.html và có nội dung như sau

<!DOCTYPE html>
<html>

<head>
    <title> Demo Javascript module</title>
</head>

<body>
    <div class="item-picker">
        <div class="item-selected">
        </div>
        <div class="input-item-picker">
            <input type="text" class="input-picker" />
            <span class="input-item-add-icon"></span>
        </div>
    </div>
</body>

</html>


Step 1:
Tạo file javascript mang tên SuggestItem.js và gõ vô như sau

(function($) {

    var SuggestItem = function(options) {
        var default_options = {
            url: "/Commands/ajaxCommand.aspx",
            numberRowDisplay: 10, //Giới hạn số item hiển thị trên danh sách
            target: "" //HTML class, id mà component nhận dữ liệu
        };
        this.options = $.extend(default_options, options); //Dùng để trộn lẫn setting mặt định và setting được định nghĩa cho từng nơi gọi
    };

    SuggestionItem.prototype = { //Những gì viết trong prototype thì được phép truy cập công khai
        HTML_Template: {}, //Chứa đựng các template sẽ làm việc.
        _event: $({}), // tập hợp các event sống chung với jQuery khi trigger
        init: function() {
            //gọi các hàm thành viên phục vụ cho mục đích contructor
            this.createComponent(); //dăng ký các html vào document
            this.cacheElement(); // nhớ lại các html element để nội bộ component này làm việc
            this.bindEvent(); //gán các event cho html
        },
        _handleOnClickItem: function(event) {

            this._event.trigger("selected", this.getItemSelected(event));
        },
        on: function(event, fn) {
            this._event.on(event, fn);
        },
        searchItem: function(params) {},

    };

})(jQuery);

Bên component ItemListSelected
ItemListSelected.js
(function($) {
    init: function() {

        this.suggestItem = new SuggestItem({
            url: this.options.url
        });
        this.suggestItem.init();
        this.bindEvents();
    },

    bindEvents: function() {
        var self = this;
        this.suggestItem.on("selected", $.proxy(this._onSelectedSuggestItem, this)); //Khi component SuggestItem trigger sẽ trả về một item được chọn. Từ item này component sẽ build lại theo mục đích muống sử dụng.
    }
})(jQuery);

Cà phê mang đi: Nhanh phát, chóng tàn


Cà phê mang đi: Nhanh phát, chóng tàn


Cà phê mang đi (take away) đang phát triển rầm rộ ở nhiều thành phố lớn, kéo theo hàng loạt các dịch vụ tư vấn mở quán cà phê, nhượng quyền thương hiệu...


Ăn theo trào lưu cà phê mang đi, nhiều dịch vụ tư vấn mở quán, trang bị mở quán từ A- Z cũng xuất hiện. Nhưng thực tế, kinh doanh quán cà phê là một cuộc đấu trí khốc liệt chứ không phải cuộc dạo chơi và càng không dễ dàng như quảng cáo.
Người người mở quán

Theo thống kê của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), từ năm 2008-2011, lượng cà phê tiêu thụ tại Việt Nam tăng 65%. Riêng năm 2010, tiêu thụ cà phê tại Việt Nam tăng trưởng 31% so với các nước trên thế giới. Con số thống kê này cho thấy Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng.

Thực tế cũng đã khẳng định, thị trường Việt Nam đang đón nhận sự bùng nổ của những thương hiệu cà phê lớn trong nước cũng như quốc tế. Ở phân khúc bình dân, cà phê mang đi, cà phê rang xay cũng đang đua nhau nở rộ, tạo nên bức tranh vô cùng sinh động và thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Mặc dù vậy, cạnh tranh ở phân khúc này hoàn toàn không dễ dàng và nếu không tỉnh táo, những nhà đầu tư mới – chủ quán cà phê – rất dễ bị sập tiệm.

Mới đây, tại một hội chợ diễn ra ở Công viên Lê Văn Tám, TP HCM, chúng tôi bắt gặp gần chục gian hàng cà phê, hầu hết là các thương hiệu nhỏ. Trong đó, vài công ty chào mời dịch vụ tư vấn thiết kế, mở quán cà phê mang đi. Liên hệ với người đàn ông tên Việt – tự nhận là chuyên viên tư vấn của công ty cổ phần Đất Sài (sở hữu chuỗi cà phê “To Go”), ông Việt cho biết, với mặt bằng khoảng 15m2 chúng tôi cũng có thể mở được quán cà phê, với tổng đầu tư ban đầu khoảng 40–50 triệu đồng.

“Công ty sẽ phụ trách tư vấn thiết kế, trang trí, chọn mua bảng hiệu, bàn ghế, quầy kệ, ly tách, máy xay cà phê… và chịu trách nhiệm tổ chức khai trương, hướng dẫn cách pha chế, bán hàng và cung cấp cà phê. Mọi tư vấn, đào tạo đều được thực hiện miễn phí. Chi phí mua bàn ghế, ly tách được tính theo giá sỉ khi nhượng lại cho người đầu tư”, ông Việt cho biết.

Người đàn ông này chào mời rằng, công ty ông ta sẽ ký với chủ quán một hợp đồng, theo đó sau 18 tháng, công ty sẽ hỗ trợ lại cho chủ quán 70% chi phí đầu tư ban đầu. Nếu mặt bằng 60m2 thì chi phí đầu tư khoảng 65 triệu đồng, sau hai năm công ty sẽ hoàn trả 70% chi phí đầu tư ban đầu, hoặc hỗ trợ 100% nếu người đầu tư mở thêm một quán mới. Theo ông Việt, thương hiệu cà phê mang đi “To Go” của công ty Đất Sài chỉ mới ra đời một thời gian ngắn, nhưng đã có hơn 50 quán trên cả nước, trong đó riêng tại TP HCM đã có khoảng 20 quán.



Nhu cầu uống cà phê sạch tăng cao khiến nhiều quán cà phê “sạch”, cà phê mang đi xuất hiện ngày càng nhiều.


Nhiều công ty cà phê khác cũng hoạt động theo mô hình này kèm theo những lời tư vấn, hứa hẹn rất hấp dẫn. Chẳng hạn, hệ thống cà phê Amigo của công ty TNHH Cà phê Phát Vi cũng nhượng quyền thương hiệu và hỗ trợ chủ quán 30% chi phí đầu tư. Phần lớn những người chưa có kinh nghiệm mở quán bán cà phê sau khi được tư vấn sẽ rất hào hứng bỏ tiền mở quán.
Nhưng không dễ “ăn”

Tuy nhiên, theo anh Huỳnh Lợi, chủ một quán cà phê theo mô hình này trên đường Hòa Bình (TP HCM), hơn một năm nay anh đã bỏ dở hợp đồng với một chuỗi cà phê mang đi và tự kinh doanh riêng. Anh Lợi ký hợp đồng nhượng quyền với một công ty ban đầu họ bao trọn các dịch vụ từ trang trí tường, quầy kệ, tranh ảnh, bàn ghế, ly tách, cà phê, hướng dẫn cách pha chế… với giá gần 70 triệu đồng, và theo hợp đồng là được hỗ trợ lại 30% với điều kiện đạt doanh số được giao. Sau vài tháng hợp tác, anh Lợi mới biết, hầu hết các hạng mục đầu tư đều đã được công ty này đội giá từ 30% trở lên.


Do phát triển quá nhanh, cạnh tranh lớn nên nhiều quán phải đóng cửa chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động.



Anh nói: “Nghĩa là nếu tôi đạt doanh thu thìcông ty trả lại phần chênh lệch giá 30% này, nếu không đạt thì mất trắng. Ví dụ, bộ bàn và bốn ghế nhỏ có giá khoảng 500.000 đồng/bộ thìcông ty kê giá lên 800.000 đồng, tranh treo tường cũng đội giá gần gấp đôi. Cà phê thì chỉ được bán những loại công ty giao, giá ấn định”.

Theo giới kinh doanh, cà phê “sạch”, cà phê rang xay nở rộ một phần vì tâm lý người dân sợ uống cà phê vỉa hè, quán cóc kém chất lượng do pha bằng bột bắp, đậu nành. Bên cạnh đó, các quán dạng này đáp ứng đúng thị hiếu khách hàng: Quán sạch sẽ, có bàn ghế lịch sự, có nhạc, wifi miễn phí nên “ăn đứt” cà phê quán cóc (cà phê “cóc” có giá 8.000–12.000 đồng/ly), nhưng lại tiện lợi và rẻ hơn so với cà phê sân vườn, cà phê máy lạnh (có giá vài chục nghìn đồng/ly).

Mặt khác, chi phí đầu tư không quá lớn cũng là một yếu tố quan trọng thu hút nhiều người nhảy vào kinh doanh ở lĩnh vực này. Thế nhưng, do phát triển quá nhanh và cạnh tranh nhiều nên số lượng quán cà phê mang đi bị ế ẩm, phải đóng cửa sau một thời gian ngắn hoạt động cũng không ít. Anh Ẩn là một chủ quán như vậy.

Vì mê kinh doanh cà phê, anh hùn vốn với bạn mở quán cà phê mang đi trên đường Tân Hải, quận Tân Bình theo kiểu nhượng quyền thương hiệu. Sau hơn bốn tháng cầm cự, anh đã phải đóng cửa quán vì ế ẩm. “Chỉ trên một đoạn đường ngắn mà có đến hơn 10 quán cà phê treo biển “sạch”. Cùng một tuyến đường, các quán có phong cách tương tự nhau, giá bằng nhau (cà phê đá 12.000 đồng/ly, cà phê sữa đá 16.000 đồng/ly), ngày đông khách lắm cũng chỉ bán được 50–60 ly, trong khi tiền thuê mặt bằng đã 8 triệu đồng/tháng. Thấy càng kéo dài càng lỗ nặng nên tôi đóng cửa, trả mặt bằng”, anh Ẩn kể.

Rõ ràng, việc các thương hiệu cà phê nhắm vào các nhà đầu tư nhỏ cũng là điều tự nhiên theo quy luật có cung, có cầu.

“Với những người lần đầu làm chủ, việc đầu tư kinh doanh không đơn giản là được khoán gọn từ A-Z mà mở quán còn cần cái duyên, cái may và cái nghề trong kinh doanh”, giám đốc một công ty cà phê chia sẻ.

Suy cho cùng, kinh doanh quán cà phê là một cuộc đấu trí khốc liệt chứ không phải cuộc dạo chơi. Do vậy, sân chơi chỉ dành cho những người đủ bản lĩnh, đủ lực để chạy đua đường dài và kinh doanh thật sự chuyên nghiệp.

Theo Hoài Nhân/ Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Dạy con về sự tôn trọng



Khi con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác, trẻ sẽ có nhiều bạn bè hơn và được người khác tôn trọng nể phục. Những đứa trẻ được tôn trọng và biết tôn trọng sẽ có cơ hội thành công hơn trong tương lai.

Làm thế nào để dạy cho con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Tham khảo bài viết dưới đây nhé các ba mẹ!

Dạy con về sự tôn trọng

Ngoài nhà trường, thì gia đình chính là nhân tố quan trọng để giáo dục về nhân cách và lối sống cho trẻ. Muốn làm được đó, hơn ai hết cha mẹ phải là tấm gương để cho các con noi theo. Để dạy con biết cách tôn trọng người khác, điều đầu tiên là cha mẹ phải biết tôn trọng bản thân và tôn trọng con.



Hãy dạy con biết cách tôn trọng bản thân và người khác​


Các chuyên gia cho biết, cách tốt nhất để giáo dục con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng những người xung quanh cha mẹ nên thực hiện những điều sau:

Trung thực với con: Trẻ sẽ học theo những gì người lớn làm, nên khi cha mẹ làm sai việc gì đó, hãy thành thật thừa nhận và nói lời xin lỗi. Với cách này, bạn sẽ dạy cho con sống trung thực và biết nói lời xin lỗi khi phạm sai lầm. Khi trẻ biết nhận lỗi và xin lỗi con bạn sẽ được người khác tôn trọng và tin tưởng.









Khen ngợi và động viên: Trẻ em như tờ giấy trắng, cha mẹ chính là người quyết định tờ giấy đó nhuộm màu gì. Vì thế, để con biết tôn trọng mọi người và biết cách tôn trọng bản thân, cha mẹ phải là người chỉ dạy và khuyến khích con thực hiện điều đó.

Khi con phạm sai lầm cha mẹ không nên chê trách, miệt thị hoặc làm con xấu hổ trước đám đông mà nên dành cho con những lời khen ngợi thoả đáng và hướng con làm điều đúng đắn. Khi cha mẹ động viên và khuyến khích con, trẻ sẽ tự tin vào bản thân và cảm giác được tôn trọng.

Tin tưởng con: Cha mẹ thường nghĩ rằng, con còn quá nhỏ chưa thể tự làm mọi việc nên thường có thói quen làm mọi việc giúp con. Không cho con có quyền được lựa chọn và chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm. Với cách làm này, bạn vô tình biến con thành người thụ động và không tôn trọng con. Thay vì như vậy, hãy cho con được quyền lựa chọn điều con muốn và tự chịu trách nhiệm trước những điều con đã làm.

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa ra cho con một mục tiêu nào đó và đề nghị con đưa ra kế hoạch để hoàn thành nó. Nếu con hoàn thành trước kỳ hạn, cha mẹ có thể dành cho con phần thưởng xứng đáng. Và khi trẻ không hoàn thành đúng chỉ tiêu, nên có hình thức kỷ luật phù hợp.

Công tâm: Khi con phạm sai lầm hãy lắng nghe lời giải thích của con. Đừng vội vàng đưa ra phán xét hay kết tội con. Khi cha mẹ tự ý kết tội con mà không cho con có quyền được biện mình, không tìm hiểu rõ nguyên nhân, sự việc cụ thể như thế nào sẽ khiến trẻ bất mãn và ấm ức và không tin tưởng vào cha mẹ.

Vì thế, khi con muốn kể cho bạn câu chuyện nào đó hãy yên lặng để lắng nghe, nếu con sai chỉ ra cái sai của con, và nói với con rằng con phải chịu trách nhiệm với sai lầm của mình. Khi cha mẹ công tâm với con, sẽ dạy cho con biết công tâm với người khác.

Lịch sự: Cha mẹ hãy thể hiện phép lịch sự với con bằng cách gõ cửa trước khi vào phòng con, hay nói xin lỗi và cảm ơn. Từ những điều bạn làm con sẽ học theo, điều này sẽ giúp con học được phép ứng xử lịch sự.

Giữ lời hứa với con: Khi hứa với con điều gì đó bạn nên thực hiện, hoặc nếu vì lý do nào đó mà chưa thể thực hiện được điều đó nên nói lời xin lỗi và bù lại cho con khi có điều kiện. Việc giữa lời hứa với con giúp trẻ cảm thấy cha mẹ tôn trọng mình.

Lắng nghe khi con cần tâm sự: Nếu con muốn chia sẻ điều gì đó với bạn có nghĩa là trẻ đang gặp bế tắc và cần cha mẹ giúp đỡ. Do vậy, hãy dành thời gian để lắng nghe tâm sự của con.

Dạy con lễ phép: Nói với con rẳng, khi con lễ phép và tôn trọng người khác con sẽ nhận được những điều tương tự như vậy. Dạy cho con biết lễ phép bằng những ứng xử thường ngày như biết chào hỏi người lớn, biết “vâng”, “dạ”, biết xin lỗi, cảm ơn khi cần thiết.

Khi con có những lời nói hỗn láo, xấc xược cha mẹ nên nhẹ nhàng khuyên giải cho con hiểu. Từ từ uốn nắn con, bên cạnh đó cha mẹ cũng cần điều chỉnh lại ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của mình. Vì nếu cha mẹ thường xuyên sử dụng những ngôn ngữ thô tục, văng tục, chửi bậy con sẽ bị ảnh hưởng và học theo.

Ứng xử chừng mực trước mặt con: Con cái sẽ nhìn vào cách cha mẹ ứng xử với những người xung quanh cũng như cách cha mẹ cư xử với trẻ để con học theo. Trẻ con thường học rất nhanh những điều này. Do vậy, cha mẹ cần ứng xử đúng mực trước mặt con.



Ba mẹ nên ứng xử chừng mực trước mặt con​


Quan tâm đến người khác: Nói với con rằng khi quan tâm và có lòng trắc ẩn với những người xung quanh con, cuộc sống của con sẽ ý nghĩa hơn. Hơn nữa, khi con biết quan tâm đến người khác con cũng sẽ nhận lại sự tâm của người khác dành cho mình.

Không nói xấu người khác trước mặt con: Nếu cha mẹ thường xuyên nói xầu ai đó trước mặt con, con sẽ bị tiêm nhiễm và sẽ học theo cách theo cách của bạn để đi nói xấu bạn bè. Điều này không tốt cho nhân cách của trẻ, khi con thường xuyên nói xấu người khác sẽ bị bạn bè cô lập và tẩy chay.

Dạy con về tính trung thực: Nói với con rằng, con có thể nói dối được một người, hai người hoặc nhiều người nhưng con không thể lừa dối chính bản thân con. Và khi con nói dối sẽ để lại những hậu quả khôn lường, nó có thể khiến con rơi vào vòng lao lý, tù tội hoặc gây thiệt hại về nhân cách và tính mạng của người khác.

Dạy con về sự tôn trọng tùy từng lứa tuổi

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau khả năng nhận thức của trẻ cũng khác nhau. Vì thế, việc dạy cho con biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác cũng phải phù hợp với từng độ tuổi.

Trẻ dưới 1 tuổi: Ở giai đoạn này, vì con còn quá nhỏ để hiểu được những gì bạn nói và rất khó để trẻ có thể làm theo những gì bạn muốn. Vì thế, cách tốt nhất là cha mẹ nên đáp ứng những yêu cầu thỏa đáng của con. Đó là nền tảng quan trọng của sự tôn trọng và tin cậy.

Trẻ từ 1-2 tuổi: Ở độ tuổi này trẻ đã có thể học nói vì thế bạn nên dạy cho con biết nói “xin lỗi” và “cảm ơn”.



Hãy dạy con biết xin lỗi và cảm ơn ngay từ nhỏ​


Trẻ từ 3-4 tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu đi học và được cô giáo nhà trẻ dạy cho những quy tắc cơ bản và tính kỷ luật. Vì thế, cha mẹ hãy giúp con thực hành những điều đó một cách hiệu quả nhất nhé.

Trẻ ở độ tuổi tiểu học: Giai đoạn này con bạn đã có thể đưa ra những phán đoán cũng như nhận biết đúng sai. Vì thế, cha mẹ nên khuyến khích con đưa ra nhận xét, góp ý của trẻ vào những nguyên tắc mà cha mẹ đặt ra .

Trẻ lớn hơn: Cha mẹ nên dạy cho con biết cách tự lập, chịu trách nhiệm và dành cho con sự tôn trọng bằng cách cho con lựa chọn điều con muốn làm.
Nguồn: Sưu tầm internet bằng google keyword: lao dong de biet minh con ton tai

Nguyên tắc ngón tay cái trong thiết kế ứng dụng cho điện thoại

Nguyên tắc ngón tay cái trong thiết kế ứng dụng cho điện thoại

Dựa vào thói quen sử dụng điện thoại và một số đặc điểm bàn tay con người, Infographic dưới đây đưa ra một số gợi ý cho bạn khi thiết kế ứng dụng cho điện thoại di động.
Điện thoại di động ngày nay đã quá phổ biến và trở thành vật bất li thân của nhiều người. Điện thoại không chỉ đơn thuần là công cụ nghe gọi, liên lạc giữa mọi người với nhau nữa, mà nó được tích hợp nhiều ứng dụng và trở thành vật dụng giải trí và nhiều tính năng hỗ trợ người dùng như bản đồ, đọc viết email….
 
Thiết kế những ứng dụng cho điện thoại di động cũng đòi hỏi nhiều kĩ thuật, tính toán chi tiết để chiếc điện thoại trở nên hữu dụng và sử dụng một cách dễ dàng, thuận tiện nhất. Dựa vào thói quen sử dụng điện thoại và một số đặc điểm bàn tay con người, Infographic dưới đây đưa ra một số gợi ý cho bạn khi thiết kế ứng dụng cho điện thoại di động.

Tìm hiểu thêm về định luật Fitt
 
Như trong bài infographic trên có đề cập đến định luật Fitt trong thiết kế. Về cơ bản, công thức định luật Fitt được tính theo khoảng cách đến mục tiêu và kích thước của mục tiêu đó. Công thức nhìn có vẻ phức tạp nhưng ý nghĩa thì lại khá đơn giản.
Mục tiêu càng xa thì thời gian để tiếp cận được nó sẽ lâu hơn.
Mục tiêu càng nhỏ thì thời gian để tiếp cận được với nó sẽ lâu hơn.
 
Khi áp dụng định luật Fitt trong thiết kế giao diện, chúng ta rút ra được 3 kinh nghiệm sau.
 
Kinh nghiệm 1: Kích thước của các nút bấm hoặc các phần tử tương tác phải đủ lớn để tương xứng với quảng đường cần di chuyển.
 
Đối với việc độ phân giải của màn hình ngày càng được nâng cao, điều đó đồng nghĩa với việc khoảng cách di chuyển của chuột trên màn hình cũng sẽ dài ra thì cách duy nhất để thỏa mãn định luật Fitt là tăng kích thước của các nút bấm. Tuy nhiên, việc tăng kích thước lại gây ra tác dụng ngược khi số lượng nút bấm quá nhiều dẫn đến chiếm hết cả màn hình. Để giải quyết vấn đề trên, ý tưởng "rubbon" đã được đưa ra. Bằng cách chia nhóm và phân loại, những nút bấm nào người dùng thao tác nhiều nhất sẽ được thiết kế với kích thước lớn, ngược lại những tác vụ người dùng ít dùng tới nút bấm sẽ được làm nhỏ hoặc ẩn đi. Ý tưởng này đã giúp giữ lại các nút bấm vừa thỏa mãn định luật Fitt vừa tiết kiệm không gian hiển thị trên màn hình.
 
Kinh nghiệm 2: Những tác vụ thông thường nên để gần vị trí con trỏ người dùng.
 
Ví dụ dễ thấy nhất để mô tả cho việc này là khi bạn click chuột phải vào màn hình desktop hay màn hình trình duyệt web, bạn sẽ thấy một menu hiện ra ngay vị trí con chuột. Tại sao nó lại hiện ngay vị trí đó? Tại sao nó không hiện ở góc trái trên cùng của màn hình? Trả lời được câu hỏi này thì bạn đã hiểu kinh nghiệm 2 là gì.
 
Kinh nghiệm 3: Những vị trí đặc biệt trên màn hình mà thời gian tiếp cận luôn là ngắn nhất.
 
Những vị trí đó chính là 4 cạnh và 4 góc của màn hình chúng ta. Nếu có ai đó bất ngờ kêu bạn đưa chuột đến góc màn hình hoặc bất kì cạnh nào thì bạn chỉ đơn giản là "phóng tay" rê chuột đến đó mà không cần phải quan tấm đến đường đi hay vị trí dừng của nó. Lý do rất đơn giản, 4 cạnh hay 4 góc là giới hạn cuối cùng của màn hình, cho dù bạn cứ tiếp tục kéo chuột thì con trỏ chuột trên màn hình vẫn ở đó thôi. Nhưng ngược lại, khi ai đó kêu bạn đưa chuột đến vị trí cách cạnh phải màn hình 5 pixel thì hẳn bạn sẽ ngồi canh từng pixel một khi di chuyển con trỏ chuột đến gần đó. Đó là lý do tại sao nút "Start" từ đời Windows XP (các đời Windows 95, 98, 2000 và ME nút Start cách các cạnh 1 pixel) lại nằm trọn ở góc trái màn hình và thanh "Finder" của Mac OS nằm cạnh trên. Đây đều là những vùng dễ tiếp cận nhất.
 
Tóm lại, định luật Fitt là một trong những định luật cơ bản và thú vị nhất khi bạn thiết kế trải nghiệm người dùng. Để có được một ứng dụng hoản hảo, bên cạnh thiết kế cho ứng dụng của bạn một bộ cánh đẹp (UI design - user interface) thì việc nghiên cứu trải nghiệm người dùng (UX design - user experience) sẽ tạo ra giá trị sử dụng cho bộ cánh đó. Không ai muốn sản phẩm của mình làm ra mà không người nào sử dụng đươc!
 
Theo Tinhte.vn

Chiến dịch tiếp thị truyền miệng thông minh



Khách hàng chia sẻ những kinh nghiệm tiêu dùng của họ thông qua việc truyền miệng những câu chuyện mộc mạc và đơn giản.
Nhưng tiếp thị truyền miệng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong thời điểm bùng nổ mạng xã hội. Đây là một vài lưu ý để việc tiếp thị truyền miệng được thành công:


Giá trị của thông điệp. Để tạo ra các thông điệp tiếp thị truyền miệng tích cực, cần phải làm cho khách hàng cảm thấy được giá trị của thông điệp đó, để khách hàng không thể không chia sẻ thông điệp với những người khác. Hãy nhớ rằng, họ sẽ không muốn chia sẻ khi bạn không giữ đúng lời hứa về thương hiệu và cam kết chất lượng.


Nhanh chóng, chính xác. Khách hàng luôn đòi hỏi phản hồi nhanh chóng và họ sẽ đếm từng phút khi bạn xử lý một bảng điều tra hay nhận xét. Bạn cần một đội truyền thông xã hội được đào tạo để đại diện cho thương hiệu và được ủy quyền để đưa ra những tương tác nhanh chóng, chính xác cao trước khi bạn có thể đẩy mạnh chiến lược tiếp thị truyền miệng.


Những khách hàng trung thành. Phần thưởng thông qua giảm giá, ưu đãi cho việc giới thiệu... sẽ giúp khách hàng hứng thú hơn trong việc giới thiệu, chia sẻ thông tin về thương hiệu, sản phẩm cho những người khác.


Giá trị cao, nội dung hữu ích. Các thành viên của cộng đồng xã hội đáng tin cần những thông tin cậy, có giá trị cao và nội dung hữu ích. Điều này có nghĩa bạn phải tìm hiểu những gì là quan trọng nhất đối với khách hàng của mình.


Hãy khai thác các thành viên của bạn để có được những ý kiến góp ý sâu sắc và sau đó cung cấp những nội dung mà họ yêu thích. Một nội dung thông điệp mạnh mẽ nên thêm vào giá trị cho cuộc sống hằng ngày của họ, đó là ước mơ, khát vọng và niềm tin. Điều này sẽ làm tăng lòng trung thành và sự chia sẻ cao trong cộng đồng.


Hãy thành thật. Các thương hiệu cần phải lưu ý rằng trong tiếp thị truyền miệng không có chỗ cho mánh lới quảng cáo hoặc những gợi ý nhỏ của các thao tác. Cộng đồng xã hội mong đợi các thương hiệu phải trung thực và thành thật trong mỗi biểu hiện và truyền thông. Đặc biệt, các dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khỏe phải có nghĩa vụ pháp lý để giữ cho mọi thứ rõ ràng, đúng sự thật.


Sự minh bạch là chìa khóa. Mọi người đều biết rằng ý định cuối cùng của một thương hiệu là để bán sản phẩm và dịch vụ. Nhưng họ sẽ không cho phép họ bị gạt, hoặc bị lừa dối.

Nguồn: Sưu tầm internet

Hướng dẫn khách chọn món ăn - Help guests take orders

Hướng dẫn khách chọn món ăn - Help guests take orders

Ghi món cho khách trong một nhà hàng, khách sạn hoặc trong một quán cà phê cần phải có một cung cách phù hợp (Tiếng anh gọi là Proper etiquette), Qua cách phục vụ, nó thể hiện sự hiếu khách, sự chuyên nghiệp khi phục vụ, và để lại ấn tượng tốt cho thực khách. Bài học sau sẽ giúp các bạn thực hiện các nghi thức đó bằng tiếng anh.

Chào hỏi và cho khách xem thực đơn:

Waiter: Good afternoon, sir. Welcome to the Coffee Shop. May I show you our lunch menu?
Xin chào ông. Chào mừng ông đến với Quán chúng tôi. Cho phép tôi đưa ông xem thực đơ bữa trưa của chúng tôi.

Guest: Thanks
Cảm ơn.

W: Please take your time
Xin cứ thư thả.

xin phép khách để ghi món khách yêu cầu:

W: May I take your order, now?
Bây giờ tôi có thể ghi những món ông gọi đựa chưa?

Gọi món chính:

G: Yes, I'll have a Ham Salad and a T-born Steak. Which vegetables come with the steak?
Vâng, tôi sẽ dùng món salad giăm bông và sườn nướng chữ T, Những món rau củ nào ăn kèm với thịt nướng?

W: Frend fried patatoes, carrots and cabbage.
Khoai tây chiên kiểu pháp, cà rốt và bắp cải.

G: That's be fine.
Tốt lắm.

W: How would you like your steak, sir?
Ông muốn món sườn nướng như thế nào?

G: I'll have it medium rare, please.
Tôi thích kiểu nướng lòng đào.

w: Which kind of salad dressing would you prefer, French, Thousand Island or Oil and Vinegar?
Ông thích loại dầu trộn salad nào, loại của pháp, loại Thousand Island hay dầu và giấm?

G: Do you have any Blue cheese dressing?
Ông có dầu trộn Blue cheese không?

W: I'm afraid not, but I would recommend the French dressing.
Rất tiếc là món đó không có. Nhưng tôi sẽ giới thiệu với ông món dầu trộn kiểu pháp.

G: I see. O.K. I'll take that.
Được rồi, tôi đồng ý. Tôi sẽ dùng loại đó.

Gọi thức uống:

W: Would you like anything to drink, sir?
Ông muốn uống món gì không?

G: Yes, I'll have some beer with coffee to follow.
Tôi sẽ uống bia, rồi sau đó là cà phê.

W: Would you like your coffee now or later?
Ông có muốn dùng cà phê bây giờ hay lát nữa?

G: Now, please
Bây giờ nhé.

Mời bạn đọc thêm các món ăn bằng tiếng anh.
Xác nhận lại các món đã gọi cùng với cách thức chế biến của từng món.

W: A Medium-rare T bone Steak, Ham Salad, a glass of beer and a cup of coffee. Will there be anything else?
Món sườn nướng chữ T lòng đào, Salad giăm bông, một ly bia và một tách cà phê. Ông còn muốn dùng gì nữa không?

G: No, that's all, thanks.
Không, vậy là đủ. Cảm ơn.

W: Thank you, sir. Just a moment, please.
Cảm ơn ông, xin chờ cho một lát.

Sau khi ghi thực đơn cho khách xong chúng ta thường nói cảm ơn và yêu cầu khách đợi cho đến khi món ăn được chế biến xong.
st

Quy định đánh giá công việc nhân viên

I/ MỤC ĐÍCH:

- Nhằm mục đích đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên trong tháng, làm tiêu chí để xét thưởng cho CNV, công ty quy định về việc đánh giá CNV như sau:

II/ PHẠM VI

- Áp dụng cho việc đánh giá công việc khối nhân viên trực tiếp từ tổ trưởng trở xuống.

- Không áp dụng cho các cấp quản lý từ supervisor trở lên và khối văn phòng.

III/ ĐỊNH NGHĨA

- Không có.

IV/ NỘI DUNG:

1. Xác định tiêu chí đánh giá:

1.1 Điểm trừ

1.1.1 Các lĩnh vực bị trừ điểm:

Các tiêu chí đánh giá bao gồm: nghiệp vụ, thái độ, sự phối hợp, thực hiện nội quy, khác. Các tiêu chí này áp dụng cho mọi chức danh công việc, nội dung cụ thể như sau:

- Các hành vi bị trừ về nghiệp vụ: là không thực hiện đúng quy trình về nghiệp vụ, không đảm bảo thời gian thực hiện công việc, không hoàn thành công việc được giao, chất lượng công việc không đúng theo yêu cầu.

- Thái độ: đối với các công việc tiếp xúc với khách hàng thì thái độ chiếm vị trí rất quan trọng trong hiệu quả công việc của chức danh đó. Thái độ thể hiện qua sự quan tâm chăm sóc khách hàng, qua cách thức giao tiếp, sự quan tâm đến công việc, cách thức phản ứng và thời gian phản ứng với các yêu cầu của khách hàng...

- Sự phối hợp: Tất cả các chức danh đều phải có sự phối hợp lẫn nhau để hoàn thành công việc chung của nhà hàng. Sự phối hợp thể hiện qua: sự khiếu nại của bộ phận khác, của đối tác, của quản lý đối với chức danh đó thể hiện qua: sự phản hồi, sự giúp đỡ, sự cộng tác trong công việc.

- Đánh giá về nội quy: là đánh giá về tất cả các quy định trong nội quy chung của công ty, nội quy của từng bộ phận, qua các quy chế, qua các quy định về báo cáo, kế hoạch...

- Các yếu tố không thể quy về đánh giá kết quả công việc, thái độ, sự hợp tác, nội quy thì sẽ được chuyển vào phần các tiêu chí khác.

Mức điểm trừ do quản lý các bộ phận đề xuất và Tổng quản lý xem xét và phê duyệt.

1.2 Điểm cộng:

Các hành vi sau đây sẽ được công ty cộng điểm vào đánh giá công việc hàng tháng.

+ Nhân viên có những hành vi giúp đỡ, bảo vệ... cho khách hàng, cho đồng nghiệp, cho công ty hoặc cho cộng đồng hay các đối tượng khác làm nâng cao vai trò, vị thế của công ty

+ Vượt chỉ tiêu về mặt thời gian, chất lượng và tiến độ công việc được giao.

+ Được khách hàng, cấp trên khen ngợi.

- Số điểm cộng từ 1-5/ hành vi tùy theo loại hành vi và do các bộ phận đề xuất và Tổng quản lý quyết định.

2.Trình tự đánh giá:

2.1 Đánh giá điểm trừ:

- Ngay khi phát sinh các sự việc liên quan, quản lý phải lập biên bản đánh giá sự việc theo mẫu: NS – DG – 01 và chuyển cho nhân viên liên quan ký nhận. Nếu nhân viên không đồng ý thì vẫn phải ký vào vào biên bản và ghi ý kiến kèm theo. Trường hợp nhân viên bận công việc phục vụ thì phải ký vào cuối buổi nhưng chậm nhất là đầu ca ngày hôm sau.

- Đối với các trường hợp nhân viên, quản lý, quản lý cấp cao phát hiện được các hành vị bị trừ điểm thì trực tiếp thông tin cho quản lý có thẩm quyền của bộ phận đó xử lý.

- Quản lý chịu trách nhiệm ghi biên bản đánh giá bao gồm: Supervisor, bếp trưởng, Head bar.

- Vào mỗi đầu ca ngày hôm sau, các quản lý chịu trách nhiệm chuyển các bảng đánh giá cho tổng quản lý xem xét và phê duyệt các điểm trừ. Đối với các trường hợp nhân viên không đồng ý với kết quả đánh giá thì tổng quản lý chịu trách nhiệm xem xét giải quyết.

2.2 Đánh giá điểm cộng:

- Đối với các trường hợp phát sinh điểm cộng cho nhân viên, các bộ phận chịu trách nhiệm ghi nhận theo mẫu đánh giá công việc theo NS – DG - 01. Thời gian ghi nhận và đánh giá không quá 1 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện sự việc.

- Sau khi ghi nhận, quản lý các bộ phận phải báo cáo Tổng quản lý hàng ngày vào đầu ca của ngày hôm sau.

- Tổng quản lý trực tiếp xem xét và đánh giá mức điểm cộng theo quy định này.

2.3 Tổng hợp đánh giá

- Phòng nhân sự chịu trách nhiệm lập bảng tổng hợp đánh giá vi phạm nội quy theo mẫu NS – DG – 02 vào cuối tháng và gửi cho Tổng quản lý chậm nhất ngày 16 hàng tháng để làm bảng tổng hợp đánh giá nhân viên.

- Tổng quản lý dựa trên bảng các điểm trừ, bảng điểm cộng, bảng tổng hợp vi phạm nội quy của phòng nhân sự (phải so sánh với bảng điểm trừ do tổng quản lý thực hiện để trách 01 hàng vi bị trừ 2 lần), để lập bảng tổng hợp đánh giá công việc cho nhân viên theo mẫu: NS – DG – 03

- Tổng quản lý chịu trách nhiệm chuyển bảng tổng hợp đánh giá công việc chậm nhất hết ngày 18 cho phòng nhân sự để làm thủ tục tính lương cho nhân viên.

3. Phương pháp tính thưởng năng suất:

- Thưởng năng suất thực tế = Mức thưởng năng suất cơ bản * (100 + số điểm tổng hợp * 2)

- Ví dụ 1: nhân viên bị trừ 5 điểm và không có điểm cộng, mức thưởng NS cơ bản là 500.000 thì mức thưởng NS thực tế = 500.000 * (100 + (-5) * 2) = 450.000 VND.

- Ví dụ 1: nhân viên bị trừ 5 điểm và được cộng là 9 điểm, mức thưởng NS cơ bản là 500.000
thì mức thưởng NS thực tế = 500.000 * (100 + (-5 + 9) * 2) = 520.000 VND.

Quy chế kiểm soát bộ phận phục vụ

1. Tiền TIP:

- Không yêu cầu hoặc có hành động yêu cầu khách cho tiền TIP.

- Tiền TIP phải chuyển cho thu ngân ngay sau khi phục vụ bàn và quản lý theo quy chế của công ty.

2. Quản lý các quyển ghi order.

- Quản lý nhà hàng phải trực tiếp hoặc uỷ quyền cho một nhân viên quản lý việc nhận quyển order từ thu ngân.

- Hàng ngày khi giao các quyển order cho người ghi thì người giao phải bàn giao đầy đủ tên quyển, số liên order còn lại và phải có ký nhận.

- Mọi việc bàn giao phải có xác nhận của người nhận vào sổ giao nhận.

- Người được giao order không cho người không có trách nhiệm giữ các quyển order.

- Trong thời gian không phục vụ phải cho các quyển order vào tủ và khoá lại.

3. Các nguyên tắc ghi order:

- Khi bắt đầu vào ca mới, người ghi order phải ghi các quyển order theo thứ tự ưu tiên là những quyển có số liên order còn ít trước tiên.

- NV ghi order phải ghi theo thứ tự số tăng dần trong quyển order, không được ghi “nhảy cóc”, ví dụ: số ghi mới nhất là 3233 lại bỏ qua liên số 3234 và ghi tiếp vào 3235.

- Sau khi ghi order, phải chuyển ngay, đủ, đúng thời gian các liên của order đến bộ phận liên quan.

- Ghi rõ ràng, đầy đủ mã món, số lượng món trong order.

- Không được xé liên xanh ra khỏi quyển sổ order.

- Toàn bộ nội dung trong các liên phải giống nhau, không ghi thêm món ăn, đồ uống … vào liên vàng, liên hồng.

- Mọi mọi việc thay đổi vào các liên sau khi đã ghi order và xé liên phải có ý kiến và xác nhận của quản lý nhà hàng.


4. Quy tắc huỷ order.

- Khi huỷ món NV bàn luôn phải chuyển cả ba liên cho quản lý nhà hàng xác nhận, và chuyển cho thu ngân.

- Khi huỷ luôn luôn phải có chữ ký của quản lý nhà hàng lên tất cả các liên.

- Mọi trường hợp khách trả lại món ăn đồ uống thì phải có chữ ký của QLNH vào các liên order. Quản lý nhà hàng báo cáo lý do tại sao món ăn bị trả lại trong báo cáo cho BGĐ.

5. Quy tắc sử dụng tiền trong giờ làm việc.

- Trong thời gian nhận tiền của khách tới quầy thu ngân và ngược lại, nhân viên cầm tiền không được đi vào chỗ kín hoặc WC.

- Trong thời gian phục vụ, NV bàn không được đút tiền của khách, nhà hàng vào túi hoặc tủ…không rút tiền của mình ra khỏi túi trừ trường hợp được yêu cầu bởi quản lý nhà hàng. Không nhận tiền của khách, đồng nghiệp..và cho vào túi trong giờ đang phục vụ khách.

6. Cách xử lý khi khách hàng ra về nhưng quên thanh toán:

- Quản lý nhà hàng có trách nhiệm phân công NV trực cố định tại khu vực, nếu khách ra về mà không thanh toán, NV đó đương nhiên chịu trách nhiệm.

- Nhiệm vụ của NV phục vụ theo khu vực là phải đảm bảo từ đầu đến cuối, không được phép rời khỏi khu vực khi chưa thanh toán, nếu rời khỏi (kể cả được điều động) thì phải giao lại nhiệm vụ kiểm soát và chăm sóc cho người khác.

- Mọi sự mất mát được quy cho người được giao sử dụng trừ trường hợp họ chứng mình đã giao cho một người khác cũng có trách nhiệm giữ order hoặc quản lý nhà hàng không có sổ sách chứng minh việc giao nhận cho người sử dụng.

7. Thanh toán:

- NV bàn phụ trách thanh toán phải biết được số tiền khách đã gửi, số tiền khách phải thanh toán và kiểm tra xem số tiền thu ngân thối lại có đủ hay không. Nếu không thì phải nhắc thu ngân chuyển đủ.

- Mọi trường hợp tính tiền phải đúng theo bill, nếu vượt quá thì phải phát hành thêm bill hoặc có ý kiến xác nhận thu thêm tiền của khách vào bill của quản lý.

- Khi thu ngân chuyển bill cho bộ phận bàn, NV phụ trách thanh toán kiểm tra đầy đủ về mặt số lượng món, các món khách đã order. Nếu không chính xác, thì NV bàn phải yêu cầu thu ngân điều chỉnh bill và phải báo cáo sự việc cho quản lý nhà hàng cuối ca.

- NV bàn không tự ý thu thêm tiền của khách nếu thiếu so với bill hay vì lý do nào khác, nếu thiếu thì xin lỗi khách và yêu cầu thu ngân ghi hoặc in bổ sung.

8. Quy tắc khuyến mãi, miễn phí:

- Nhân viên phục vụ phải thông báo cho khách các chương trình khuyến mãi cho khách hàng.

- Quản lý hoặc các nhân viên được sử dụng bữa ăn miễn phí phải có quy định của công ty.

- Tất cả nhân viên bộ phận không được đãi người quen, bạn bè ăn miễn phí trừ trường hợp đã được quy định của công ty.

9. Các quy tắc khác:

- Không được yêu cầu bộ phận bếp, bar xuất hàng mà không ghi order.

- Nếu bill đã đủ các loại món và số lượng mỗi món, NV bàn phải ký tên và ghi tên vào bill và chuyển bill đó lại cho thu ngân. Chữ ký của NV phụ trách bàn chứng tỏ rằng số lượng mỗi món ăn và số lượng các món ăn, đồ uống là đủ và chính xác. Nếu như NV bàn đã ký vào bill nhưng nếu công ty phát hiện ra rằng bill ghi không đủ số lượng món ăn…thì NV đó phải bồi thường cho phần còn thiếu theo giá tính cho khách.

- Với tất cả món ăn, đồ uống còn dư, NV phục vụ tuyệt đối không được sử dụng hay chuyển cho khách hàng khách sử dụng. Những chai rượu thừa sau khi dùng xong thì NV phục vụ phải báo cáo quản lý nhà hàng xử lý.

- Tất cả các món ăn, đồ uống phục vụ khách phải do nhà hàng cung cấp, và không được mang ở ngoài vào phục vụ khách hàng, nếu khách tự mang vào thì thực hiện theo quy chế riêng.

- Đối với các trường hợp khuyến mãi thì order phải có chữ ký của quản lý.

Các nguyên tắc quản lý dịch vụ ẩm thực.



Các nguyên tắc quản lý dịch vụ ẩm thực.





Mặc dù khái niệm quản lý dịch vụ ẩm thực vẫn còn mới, nhưng nó ngày càng trở nên quan trọng cho tất cả loại hình kinh doanh dịch vụ ẩm thực. Vì tính cạnh tranh giữa các loại hình dịch vụ ẩm thực ngày càng tăng, nên việc đánh giá tên tuổi được tính trên việc điều hành tốt như thế nào, quan hệ giữa giá cả và chất lượng dịch vụ mà khách hàng ngày nay tìm kiếm. Để thành công trong bất kỳ loại hình kinh doanh dịch vụ thực phẩm nào, người quản lý dịch vụ ăn uống trước tiên buộc phải thường xuyên quan tâm đến nhu cầu và sở thích của khách, sau đó mới đến những khía cạnh khác trong việc quản lý.







Bộ phận ẩm thực trong một khách sạn lớn thường là một khu liên hợp. Nó có thể điều hành nhiều tiện nghi phục vụ ăn uống khác nhau, từ những nhà hàng giá bình dân (low-check-average) cho đến nhà hàng giá cao cấp (high-check-average). Và trong số những khu phục vụ bình dân là nhà hàng Âu (coffee shops) và nhà hàng dành cho gia đình (family-oriented restaurants). Những nhà hàng phục vụ ở mức giá trung bình (moderate-check-average) có thể có những khu ăn uống phục vụ theo chủ đề hay theo món đặc sản, ví dụ những món ăn và đồ uống đặc trưng làm hồi tưởng lại miền Tây hoang dã được phục vụ tại phòng ăn tên Gay Nineties, một buổi đại tiệc Trung cổ tổ chức trong một sảnh lớn, hay những món ăn truyền thống của người Mỹ, như bánh mì kẹp thịt (hamburgers), bánh nhân táo (apple pie) bán ở khu Fabulous Fifties. Nhà hàng giá cao cấp bao gồm phòng ăn thượng hạng và phòng ăn chuyên phục vụ cho những người sành điệu. Những đơn vị phục vụ dịch vụ lưu trú cũng có máy bán hàng tự động, nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, nhà hàng tự phục vụ cho cả nhân viên và khách, dịch vụ phục vụ tại phòng và những tiện nghi phục vụ tiệc lớn.

Người chịu trách nhiệm cho những công việc có liên quan đến dịch vụ trong từng loại hình nhà hàng được gọi là người quản lý các outlets ẩm thực (F&B Outlet Manager). Trách nhiệm của họ bao gồm việc tuyển chọn nhân viên, quyết định ai sẽ chịu trách nhiệm huấn luyện nhân viên mới, bổ sung quy trình đào tạo, lên kế hoạch theo dõi và quản lý, giám sát hoạt động của nhà hàng và thụ lý giải quyết phàn nàn của khách. Trong nhiều trường hợp người quản lý cũng chịu trách nhiệm soạn thực đơn, tính chi phí nhân lực và hàng hóa, tạo chiến lược tiếp thị để xây dựng thương hiệu mới hoặc duy trì thương hiệu hiện tại. Để có thể đảm nhiệm những trách nhiệm này một cách thành công, người quản lý cần phải: (1) phải có kiến thức rộng đào tạo chính quy và có kinh nghiệm trực tiếp trên công việc; (2) là người lãnh đạo giỏi, điều hành tốt và tâm huyết vì chất lượng cao của tiêu chuẩn dịch vụ; (3) có kiến thức rộng về phương pháp phát triển kinh doanh, hoạch định ngân sách và những nguyên tắc về tiếp thị; (4) có kỷ năng giao tiếp hiệu quả để có thể viết mạch lạc các báo cáo.

Việc thuê những người quản lý dịch vụ ăn uống thành công bao gồm cả việc sử dụng hiệu quả quy trình tuyển chọn nhân viên đã phác thảo. Bản mô tả công việc dùng cho mục đích tuyển dụng phải được chuẩn bị chính xác và luôn cập nhật mới. Những bản mô tả công việc lỗi thời thường hấp dẫn được những nhân viên tiềm năng nhưng sau đó lại làm họ thất vọng khi công việc thực tế không còn đúng như mô tả.

Có thể tuyển những ứng viên cho vị trí còn trống bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, nhân viên được cất nhắc lên vị trí cao hơn, có thể gửi thông báo về vị trí này cùng bảng mô tả công việc tới trường cao đẳng, đại học và cũng có thể quảng cáo thông báo tuyển dụng trên báo.







Đặc điểm công việc là công cụ tuyển dụng hữu hiệu đứng hàng thứ nhì. Cần lưu ý những điểm sau trong đặc điểm công việc, như giáo dục, kinh nghiệm, kỷ năng, và khả năng cá nhân phù hợp cần có để hoàn tất công việc thành công.

Khi ứng viên được tuyển dụng, buộc phải có sẵn một vài cách thức để lấy thông tin cần thiết về người dự tuyển. Ví dụ như những mẫu đơn xin việc và các cuộc phỏng vấn là cách thường được sử dụng để thu thập thông tin cần thiết trên.

Nên cung cấp cho nhân viên mới chương trình định hướng công việc đã được chuẩn bị kỹ. Trách nhiệm chuẩn bị những chương trình dạng này thường thuộc về nhân viên chuyên môn bộ phận ẩm thực. Trong nhiều đơn vị, giám sát viên và nhân viên cũ sẽ hướng dẫn chương trình định hướng công việc. Những chương trình này chỉ có hiệu quả khi nó đem lại cảm giác thoải mái cho những nhân viên mới và giúp họ hiểu hết những khía cạnh trong công việc mới như là cơ hội thăng tiến và khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp. Cũng nên hướng dẫn nhân viên mới đi một vòng để làm quen những nhân viên khác và nhân tiện học hỏi vị trí của các dụng cụ cần dùng và những bộ phận trong đơn vị.

Nhân viên mới cần được huấn luyện để nâng cao trình độ của họ lên mức thành thạo nhiều công việc trong cùng vị trí. Có nhiều loại chương trình huấn luyện có thể được sử dụng một cách có hiệu quả, nếu chúng ta biết cách phối hợp việc trình bày lý thuyết với thực hành cùng với những hoạt động thực tế tương ứng để đảm bảo những nhân viên này thông suốt quy trình công việc. Chương trình định hướng nghề nghiệp và huấn luyện càng được chuẩn bị kỷ lưỡng bao nhiêu thì nhân viên mới sau khi huấn luyện sẽ càng làm việc thông thạo và có hiệu quả bấy nhiêu.

Một phần quan trọng khác trong công việc của người quản lý là xem xét và đánh giá biểu hiện làm việc của nhân viên. Những đánh giá như vậy cho nhân viên biết về biểu hiện làm việc hiện tại của họ thế nào và yêu cầu họ cải thiện biểu hiện này ra sao. Những tiêu chuẩn được dùng để thẩm định và đo lường mức độ hài lòng về biểu hiện làm việc phải được xây dựng trước khi bắt đầu quy trình đánh giá nhân viên. Tiếp theo, nhân viên phải được thông báo họ cần phải làm gì và họ cũng cần được cung cấp cơ sở thiết yếu để hoàn tất quy trình đánh giá. Cuối cùng là thực hiện việc đánh giá làm việc thực tế của nhân viên.

Người quản lý nhà hàng phải xây dựng tính kỷ luật để đảm bảo nhân viên tuân thủ quy trình làm việc. Quy định kỷ luật đó phải tạo được môi trường làm việc phối hợp giữa các nhân viên với nhau.

Các nguyên tắc chính yếu

1. Quản lý dịch vụ ẩm thực:

Trách nhiệm công việc: Nếu họ được gọi là quản gia (maitre d’hotel), trưởng nhóm phục vụ (nam/nữ), giám đốc dịch vụ, quản lý nhà hàng, hay quản lý phòng ăn, thì người quản lý dịch vụ ẩm thực phải giám sát việc điều hành trong khu vực ăn uống, quyết định ai sẽ huấn luyện nhân viên mới, phát triển chương trình đào tạo, xây dựng lịch theo dõi và giải quyết khiếu nại của khách. Đối với một số người quản lý họ còn phải lên thực đơn, tính ngân sách thuê lao động và chi phí hàng hoá, lập kế hoạch tiếp thị còn phải giám sát nhân sự phục vụ một cách cẩn thận.

Yêu cầu cá nhân: Ngoài kiến thức sâu rộng và bài bản về thực phẩm, các loại thức uống, rượu, dịch vụ phù hợp, kinh nghiệm nghề nghiệp, người quản lý dịch vụ ẩm thực còn phải sở hữu một khả năng lãnh đạo tốt, điều này nghĩa là họ phải đào tạo nhân viên, phát triển, thực hiện việc bán hàng và quản lý ngân sách chi tiêu. Khả năng giao tiếp nói và viết hiệu quả cũng là một yếu tố quan trọng. Người quản lý phải có hứng thú trong quan hệ với khách hàng và có khả năng sử dụng những đề xuất của khách để cải thiện việc điều hành dịch vụ của mình.

2. Quy trình chọn lựa và tuyển nhân sự:

Một bản mô tả công việc chính xác và luôn được cập nhật mới sẽ giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra bản mô tả công việc lỗi thời, không phản ánh đúng công việc hiện tại, mà nhân viên cần làm.

Bản chi tiết công việc cần có mức quy định tối thiểu về học vấn, kinh nghiệm và kỷ năng mà người dự tuyển cần phải có. Chỉ đưa vào bản chi tiết công việc những loại đặc tính cá nhân nào thật sự có quan hệ đến việc biểu hiện công việc tốt.

Tuyển dụng nhân viên là quá trình tìm và sàng lọc ứng viên rồi đánh giá mức độ thích hợp của họ với vị trí còn trống. Hầu hết các đơn vị dùng đơn xin việc và sau đó là phỏng vấn để thu thập những thông tin cần thiết từ ứng viên.

3. Chương trình định hướng công việc và đào tạo:

Mục đích của chương trình định hướng công việc là tạo cho nhân viên mới cảm giác thoải mái và được chào đón. Mỗi chương trình nên được xây dựng cẩn thận bao gồm chú thích về phúc lợi, dịch vụ, chính sách công ty, thời gian trả lương, mối tương quan giữa nhân viên và khách hàng cùng những vấn đề khác.

Chương trình đào tạo tốt cho nhân viên phục vụ ẩm thực gồm phần lý thuyết, thực hành, và các hoạt động tương ứng khác. Những quy trình này nhằm bảo đảm người học hiểu những chính sách về công việc mà họ đã nhận.

4. Nguyên tắc giám sát:

Quản lý nhà hàng phải là những người lãnh đạo tốt. Họ có thể sử dụng một cách lãnh đạo đơn lẽ hay kết hợp nhiều cách lãnh đạo khác nhau.

Họ cũng phải động viên nhân viên làm việc phù hợp. Cách thức động viên nhân viên là tạo bầu không khí mà nhân viên muốn làm việc, hơn là chống lại họ.

Người quản lý phải là người biết lắng nghe và giao tiếp tốt. Biết khen ngợi nhân viên làm việc tốt và đưa ra những cơ hội thăng tiến để động viên nhân viên làm việc.

5. Đánh giá nhân viên:

Bảng đánh giá nhân viên rà soát lại biểu hiện làm việc của nhân viên. Nó thể hiện mức độ thành thạo trong công việc của nhân viên, và nếu cần, nó còn cho nhân viên biết làm thế nào để cải thiện. Mỗi quy trình đánh giá cần nhấn mạnh những yếu tố giúp phân biệt nhân viên tốt và nhân viên dở. Do đó người quản lý cần biết chính xác loại công việc nào mà một nhân viên được mong đợi thể hiện tốt và họ được mong đợi thực hiện công việc đó như thế nào. Việc rà soát lại biểu hiện công việc có thể mang lại hiệu quả tích cực cho những nhân viên có tiềm năng.

6. Chương trình kỹ luật nhân viên:

Kỹ luật là một nỗ lực để sửa đổi nhân viên. Chương trình kỷ luật hiệu quả cũng giống như việc huấn luyện tích cực. Chương trình kỷ luật tiêu cực thường chỉ đủ khuyến khích nhân viên làm việc ở mức tối thiểu nhằm tránh bị kỷ luật mà thôi.

Để chương trình kỷ luật được hiệu quả, nhân viên phải biết chính xác yêu cầu công việc của họ là gì. Chính sách kỷ luật chỉ có hiệu quả nhất khi người quản lý và nhân viên cùng nhau làm việc và xây dựng chính sách kỷ luật đó.

Những điểm ứng dụng thực hành

1. Liên hệ hai người quản lý dịch vụ ẩm thực, một người làm việc tại nhà hàng giá cao cấp (high-check-average) và một người làm tại nhà hàng giá bình dân (low-check-average). Yêu cầu họ mô tả trách nhiệm công việc. So sánh và đối chiếu trách nhiệm của của hai người. Những điểm nào giống nhau và khác nhau nổi bật nhất.

2. Tham quan một vài đơn vị ở địa phương và thu thập những mẫu đơn xin việc cho vị trí phục vụ ẩm thực. Nghiên cứu những đơn xin việc này và xác định nếu chúng là loại đặc biệt chỉ dùng tuyển những vị trí cho dịch vụ, hay nếu chúng chỉ đơn thuần là mẫu đơn chung dùng cho tất cả các vị trí khác nhau trong cùng đơn vị. Chọn mẫu đơn tốt nhất và đưa ra ít nhất 5 cách để có thể cải thiện mẫu đơn này. Việc cải thiện này phải được xây dựng nhằm cung cấp cho bộ phận nhân sự nhiều thông tin của người dự tuyển hơn mà những thông tin này có quan hệ trực tiếp đến kỷ năng cũng như thái độ của ứng viên với vị trí tương ứng.

3. Tham quan một vài đơn vị ở địa phương và liên hệ bộ phận nhân sự. Hỏi xin những bản copy trống hay bất kỳ mẫu đơn nào được dùng để đánh giá biểu hiện công việc của nhân viên làm việc ở vị trí phục vụ trong bộ phận ẩm thực. Nghiên cứu những mẫu đơn này và xác định nếu chúng được thiết kế đặc biệt cho vị trí phục vụ, hay nếu chúng chỉ đơn thuần là mẫu đơn chung cho tất cả các vị trí trong cùng đơn vị. Chọn mẫu tốt nhất và đưa ra ít nhất 2 cách cải thiện mẫu đơn để từ đó người quản lý phát triển và 2 cách cải thiện mẫu đơn để từ đó những nhân viên có tiềm năng phát triển. Mỗi đề nghị nên tạo cho cả nhân viên và người quản lý cơ hội nhận dạng các vấn đề liên quan đến phong cách phục vụ.

7 câu nói của Steve Jobs có thể thay đổi sự nghiệp của bạn

7 câu nói của Steve Jobs có thể thay đổi sự nghiệp của bạn

"Tôi không trở về Apple để kiếm tiền. Khi mới 25 tuổi, tôi đã có khối tài sản trị giá 100 triệu USD. Chẳng có cách nào để tiêu hết số đó cả, và tôi sẽ không dùng tiền để chứng minh trí tuệ của mình". Đây là một trong những câu nói "rút ruột" của huyền thoại công nghệ khiến nhiều người phải suy ngẫm.
1. "Tôi tin rằng 50% quyết định một doanh nhân thành công hay thất bại chỉ đơn thuần là ở tính kiên trì"
stevejobs-02-4083-1434218772.jpg
Lãnh đạo huyền thoại của Apple - Steve Jobs. Ảnh: Ctest
Jeff Haden - biên tập viên tạp chí Inc lý giải mọi người đều nói họ muốn làm nhiều việc hơn. Nhưng trên thực tế, không có ai thực hiện được điều đó. Hầu hết mọi người nghĩ rằng chẳng ai làm như vậy, nên họ cũng chẳng tội gì phải làm. Và họ từ bỏ. Đó là lý do vì sao những người thành công thường rất hiếm hoi. Và chính những việc bạn làm nhiều hơn người khác sẽ cho bạn cơ hội.
Đi sớm. Về muộn. Làm nhiều việc hơn. Gọi thêm điện thoại. Gửi thêm email. Nghiên cứu nhiều hơn. Hỗ trợ khách hàng tận tình hơn nữa.
Đừng đợi đến khi được yêu cầu, hãy tự giác. Đừng chỉ ra lệnh cho nhân viên, hãy chỉ dẫn và làm việc cùng họ.
Khi làm việc gì đó, hãy làm nhiều hơn nếu có thể, đặc biệt nếu không ai khác chịu làm. Điều đó sẽ không dễ dàng gì. Nhưng chính nó tạo nên sự khác biệt cho bạn. Và theo thời gian, điều đó sẽ khiến bạn trở nên cực kỳ thành công.
2. "Những thứ tôi trân trọng không tốn một xu nào cả. Rõ ràng tài nguyên quý giá nhất mà chúng ta có là thời gian"
Thời hạn về bản chất chỉ là những thông số, nhưng thường mang nghĩa tiêu cực. Nếu có 2 tuần để hoàn thành nhiệm vụ, hầu hết mọi người sẽ phân bổ nguồn lực của mình để thực hiện việc đó trong vừa đúng 2 tuần, dù họ có thể làm xong sớm hơn.
Vì thế hãy quên hết các loại hạn chót đi. Làm mọi thứ nhanh và hiệu quả nhất có thể. Sau đó, hãy sử dụng thời gian rảnh để hoàn thành những công việc khác theo cách tương tự.
Người bình thường để thời gian chi phối mình. Còn người giỏi để ý chí của mình làm chủ thời gian.
3. "Hình mẫu trong kinh doanh của tôi là nhóm nhạc The Beatles. Bốn người họ hỗ trợ và cân bằng lẫn nhau. Và thành công của cả nhóm luôn rực rỡ hơn thành công của từng thành viên. Kinh doanh cũng như vây: Thành tựu vĩ đại không bao giờ được mang lại bởi một cá nhân duy nhất, mà nó là nỗ lực của cả tập thể"
Sẽ có vài nhân viên khiến bạn phát điên. Có những khách hàng khiến bạn khó chịu. Một số người bạn của bạn thật ích kỷ và chỉ nghĩ cho bản thân. Nhưng đừng phàn nàn nữa. Bởi bạn chính là người đã chọn họ để xuất hiện trong cuộc đời mình.
Nếu những người xung quanh làm bạn không vui, đó không phải là lỗi của họ, mà chính là lỗi của bạn. Bạn là người để họ hiện diện trong cuộc đời bạn.
Hãy nghĩ tới kiểu bạn mà bạn muốn làm việc cùng, những khách hàng mà bạn muốn phục vụ và những người bạn mà bạn muốn có. Sau đó, hãy thay đổi cách làm để thu hút những người đó. Người chăm chỉ sẽ muốn làm việc với người chăm chỉ. Người tốt sẽ chỉ giao thiệp với người tốt.
Những nhân viên xuất sắc sẽ chỉ muốn làm việc cho những ông chủ xuất sắc. Hãy trở nên tốt nhất có thể, và bạn sẽ luôn có những người còn giỏi hơn nữa xung quanh mình.
4. "Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo. Điều quan trọng là phải nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu"
Hãy hỏi mọi người vì sao họ thành công. Câu trả lời của họ sẽ chỉ toàn những đại từ "tôi". Thi thoảng bạn mới có thể nghe thấy từ "chúng tôi".
Sau đó hãy hỏi vì sao họ thất bại. Hầu hết họ sẽ đổ lỗi cho hoàn cảnh, như nền kinh tế bất ổn, thị trường chưa đủ tiềm năng hay nhà cung cấp không đáp ứng kịp. Họ sẽ nói rằng thất bại đó là do ai khác hoặc thứ gì khác gây nên. Và như thế, họ sẽ chẳng bao giờ học được gì từ thất bại.
Đôi khi sẽ có những việc ngoài tầm kiểm soát khiến chúng ta thất bại Nhưng đa phần nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân bạn. Điều đó là hoàn toàn bình thường. Người thành công nào cũng từng thất bại. Và nhờ vậy mà giờ đây họ mới thành công.
Hãy trân trọng những thất bại; nhận trách nhiệm, học hỏi, rút kinh nghiệm từ chúng và hãy chắc chắn rằng không mắc phải sai lầm đó thêm một lần nữa.
5. "Công việc sẽ chiếm phần lớn thời gian trong cuộc đời bạn, và cách duy nhất để cảm thấy hoàn toàn hài lòng là làm những gì bạn cho là tuyệt vời. Và cách duy nhất để làm tốt là yêu lấy công việc bạn đang làm. Nếu bạn chưa tìm thấy công việc yêu thích, hãy cứ tiếp tục. Đừng dừng lại. Sẽ đến lúc con tim chỉ cho bạn thấy bạn đã tìm được nó"
Bạn không biết đam mê của mình là gì? Không sao cả. Hãy chọn làm điều gì đó thú vị và có lợi cho tài chính của bạn. Một công việc mà người ta sẽ phải trả tiền để bạn làm hoặc cung cấp.
Sau đó hãy làm việc thật chăm chỉ, nâng cao các kỹ năng, dù đó là công việc sáng tạo, bán hàng hay quản lý… tất cả những gì chuyên môn của bạn yêu cầu. Cảm giác thỏa mãn và trọn vẹn từ những thành công nho nhỏ sẽ cho bạn động lực để tiếp tục làm việc chăm chỉ và hoàn thiện các kỹ năng.
Rồi sẽ có một ngày bạn thức dậy và cảm thấy cực kỳ viên mãn - bởi bạn đang làm một công việc tuyệt vời, một công việc mà bạn đã yêu thích..
6. "Sự sáng tạo phân biệt giữa người đi đầu và kẻ theo sau"
Ý tưởng không kèm theo hành động thì chỉ là sự hối tiếc. Mỗi ngày, người ta lại để cho sự chần chừ và thiếu quyết đoán ngăn cản họ thực hiện hóa ý định của mình. Hãy nghĩ về một vài ý tưởng mà bạn đã từng có, một công việc kinh doanh, sự nghiệp mới hay đơn giản chỉ là việc làm thêm.
Nghĩ lại, đã có bao nhiêu ý tưởng của bạn trở thành hiện thực, đặc biệt là khi bạn đã dốc hết sức vì nó? Phần lớn ý tưởng của bạn có thể thành hiện thực chứ?
Tôi đoán là có - vì thế hãy học cách tin tưởng vào đánh giá, nhận định hay thậm chí là linh cảm của bản thân. Đôi khi chúng có thể không chính xác, nhưng nếu bạn không chịu hành động thì chúng sẽ luôn sai mà thôi.
7. "Tôi không trở về Apple để kiếm tiền. Tôi đã đủ may mắn để trở nên giàu có. Khi mới 25 tuổi, tôi đã có khối tài sản trị giá 100 triệu USD. Tôi quyết định không để điều đó hủy hoại cuộc đời mình. Chẳng có cách nào để tiêu hết số tiền đó cả, và tôi không dùng tiền để chứng minh trí tuệ của mình"
Tiền rất quan trọng. Nó giúp bạn làm được nhiều việc. Nhưng sau một thời điểm nào đó, tiền bạc không làm người ta hạnh phúc hơn. Theo nghiên cứu của Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ, "sau mức lương 75.000 USD một năm, thu nhập có cao hơn nữa cũng không khiến bạn hạnh phúc hay giúp bạn thoát căng thẳng và mệt mỏi".
Như người ta vẫn nói: Theo đuổi vật chất sẽ khiến bạn cảm thấy bớt hạnh phúc đi.
Hãy thử nghĩ, bạn muốn có một ngôi nhà lớn hơn. Bạn cần một ngôi nhà lớn hơn. Và bạn mua nó. Bạn cảm thấy thật tuyệt cho tới khi nhận ra ngôi nhà lớn cuối cùng chỉ là ngôi nhà mà thôi.
Đó là vì vật chất chỉ mang lại hạnh phúc tạm thời. Để hạnh phúc hơn, đừng theo đuổi tiền bạc. Hãy tìm kiếm trải nghiệm.
Hà Tường (theo LinkedIn)

Kinh nghiệm mở quán & kinh doanh cafe hiệu quả-BICO COFFEE

Kinh nghiệm mở quán & kinh doanh cafe hiệu quả

Bạn đang có một số vốn nhàn rỗi và yêu thích mở một quán cà phê để kinh doanh nhưng lại không biết bắt đầu như thế nào?
Mở quán cà phê cần gì, làm sao để quán cà phê của bạn cạnh tranh với các quán cà phê khác, làm sao để quán cà phê của bạn thu hút khách và nhiều người biết đến? với nhiều câu hỏi và băn khoăn như vậy, hãy để chúng tôi giúp bạn.

I. Sơ lược các yếu tố cần thiết để mở quán cà phê

Ngày nay với nền kinh tế đang tăng trưởng và phát triển thì nhu cầu thị hiếu ngày càng cao, các quán cà phê nhiều vô số kể nhưng rất ít quán thực sự nổi bật, để thu hút được khách hàng thì không chỉ cần “ngon” là đủ mà phải có tính “thẩm mỹ”, ngoài ra còn phải “lạ” hoặc đôi khi tương đối “độc”.
Do vậy ý tưởng và thiết kế quán rất quan trọng khi khởi sự một quán cà phê. Ngoài sự chuẩn bị chu đáo về mặt kế hoạch, nếu bạn là một người mới vào nghề thì cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thật kĩ các mô hình kinh doanh để chọn cho mình một hướng đi phù hợp.
Để khởi nghiệp tốt trong một ngành kinh doanh nói chung và trong việc mở quán cà phê nói riêng, bạn nên tìm hiểu chu đáo các yếu tố chính quyết định thành công của việc kinh doanh. Dưới đây, Purio có một số gợi ý để có thể giúp các bạn đẩy nhanh quá trình chuẩn bị và tìm hiểu của mình.

1. Địa điểm tốt chiếm 40% thành công của một quán cà phê. Do đó bạn cần phải nghiên cứu thật kĩ địa điểm dự định kinh doanh, yếu tố cạnh tranh, tình hình dân cư và những tác động khác ảnh hưởng tới quán cà phê của mình.

2. Vốn: gồm có vốn cố định và vốn lưu động. Ngân sách cần chuẩn bị thì tùy theo quy mô của quán.

3. Khảo sát thị hiếu, sở thích của khách hàng, từ đó đưa ra đối tượng chính để kinh doanh.

4. Nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh.

II. Các bước hiện thực hoá

1. Ý tưởng

Bạn không thể bắt đầu dự án kinh doanh mà không có ý tưởng. Một ý tưởng kinh doanh đột phá và có tính ứng dụng cao sẽ giúp bạn nhanh chóng thu hồi vốn và đạt lợi nhuận nhất. Để bắt đầu điều đó, bạn nên kinh doanh hướng tới niềm đam mê của mình, có đam mê, bạn sẽ dễ dàng suy nghĩ ra những ý tưởng riêng. Niềm đam mê đó sẽ tạo ra phong cách riêng cho quán cà phê của bạn. Và nét “riêng” của mỗi quán cà phê là điểm mạnh và giúp cho quán cà phê đó khẳng định tên tuổi trên thị trường.


2. Kế hoạch kinh doanh và khả năng đầu tư cho dự án của mình

Kinh doanh là một công việc đòi hỏi sự đầu tư cao vì mức độ rủi ro khá lớn, do đó bạn cần phải có một kế hoạch chi tiết để giảm thiểu khả năng thua lỗ cho quán cà phê của mình.
Bạn nên vạch ra một kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê, kinh doanh mặt hàng gì, chất lượng như thế nào, giá cả ra sao và có thể đáp ứng đủ cung cầu cho thị trường hay không?
Dựa trên số vốn đầu tư của mình, bạn có thể xác định quy mô quán cà phê lớn hay nhỏ, có những quán cà phê đầu tư lên đến 5 - 7 tỷ đồng nhưng thu hồi vốn chỉ trong vòng 1 - 2 năm nhờ những đột phá trong kinh doanh vì có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Ngược lại cũng có những quán cà phê biến mất trên thị trường trong vòng một-hai tháng. Do đó để thành công, bạn cần một kế hoạch kinh doanh sáng suốt, rõ ràng và chi tiết.
Có rất nhiều các loại chi phí mà bạn phải chi trả hàng tháng, vì thế bạn nên phòng hờ một số vốn dự phòng rủi ro để xác định quán cà phê của mình có thể tồn tại trong bao lâu nếu trong thời gian đầu chưa có thật nhiều khách hàng.
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng khi lập một dự án kinh doanh, chúng ta phải dự toán được lời lỗ trong kinh doanh, phải nhận thức được cung - cầu của thị trường để tạo ra những sản phẩm đặc biệt, nhận thức được tiềm năng của công việc mình đang triển khai để có kế hoạch đúng đắn cho quán cà phê của mình.


3. Khảo sát và tìm địa điểm cho quán cà phê

Địa điểm của quán cà phê là một yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh quán cà phê. Do đó bạn phải lựa chọn một mặt bằng kinh doanh phù hợp với ý tưởng kinh doanh và phong cách của quán cà phê.
- Quán cà phê sân vườn: bạn cần một mặt bằng rộng rãi và thoáng mát với nhiều cây xanh, không gian yên bình phóng khoáng lãng mạn.
- Quán cà phê bar: bạn cần lựa chọn một địa điểm kinh doanh gần trung tâm, có mức sống cao và mật độ dân cư đông đúc, nhộn nhịp.
- Quán cà phê văn phòng: một quán cà phê văn phòng cần chọn một mặt bằng gần các trung tâm hành chính.
- Một số quán cà phê khác như cà phê sinh viên, cà phê cóc giành cho các tầng lớp bình dân chỉ cần một mặt bằng rộng vừa phải với các dòng nhạc thị trường không cần quá nổi bật, thường được mở xung quanh các khu công nghiệp và các khu dân cư.
Bên cạnh đó, nếu bạn đã có địa điểm kinh doanh quán cà phê, bạn cần khảo sát khu vực xung quanh đó đã có những quán cà phê loại nào, khả năng cạnh tranh ra sao … Bạn cần phải đánh giá kỹ càng về tình hình dân cư, giao thông, khách vãng lai ở khu vực bạn chọn để mở quán cà phê, từ đó có thể quyết định mở quán hay không và phải mở theo hướng nào, phong cách nào. Tuy nhiên bạn cũng có thể hỏi ý kiến của những người xung quanh, nhất là những người có kinh nghiệm để thành công chắc chắn hơn.


4. Tạo phong cách và trang trí cho quán cà phê cho quán cà phê

Mỗi quán cà phê đều có một phong cách riêng được gọi là điểm nhấn cho quán cà phê. Tùy thuộc vào loại quán cà phê mà có điểm nhấn khác nhau, tạo nên sự đặc trưng cho từng quán. Phong cách càng nổi bật thì quán cà phê càng thu hút được lượng lớn khách hàng.
- Cà phê tình nhân: thật chất đây là quán cà phê sân vườn có môt sân rộng với nhiều cây xanh, tiếng nước chảy róc rách, tạo khung cảnh gần gũi với thiên nhiên với không gian riêng biệt giành cho các cặp tình nhân với không gian yên tĩnh.
- Cà phê trực tiếp bóng đá: là những quán cà phê chiếu trực tiếp các trận bóng đá các giải Ngoại Hạng Anh, C1, World Cup… phục vụ những người hâm mộ môn thể thao vua, không kể ngày hay đêm. Những quán này thường trang bị nhiều Tivi với màn hình lớn và độ nét cao đặt ở nhiều góc nhìn khác nhau.
- Cà phê theo phong cách ngoại: ở Việt Nam có rất nhiều quán cà phê theo phong cách ngoại từ châu Âu đến châu Á. Những loại quán này thường có điểm chung là sang trọng ấm cúng và bắt mắt với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, lịch sự.
- Cà phê văn phòng: quán cà phê thường phục vụ tầng lớp nhân viên văn phòng với những bàn làm việc rộng có wifi, thường phục vụ thêm cả thức ăn như: điểm tâm, cơ văn phòng, thức ăn nhanh…
- Các quán cà phê kết hợp: quán cà phê kết hợp trà đạo, quán cà phê kết hợp xem phim 3D, cà phê kem, cà phê hát với nhau… Kết hợp bán cà phê và các loại hình khác tạo phong cách riêng gây cảm giác thú vị cho khách hàng.
Bên cạnh đó, bạn cần phải trang trí quán cà phê, bố trí bàn ghế vật dụng sao cho phù hợp nhất, bắt mắt nhất và có một lượng ánh sáng phù hợp theo phong cách quán cà phê của mình. Bạn nên tham khảo ý kiến của những người xung quanh hoặc các chuyên gia để bài trí không gian tiết kiệm và hợp lý nhất.


5. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Ngày nay, khi cuộc sống càng ngày càng nâng cao, các quán cà phê ngày càng nhiều thì cung cách phục vụ của nhân viên quán cà phê phải ngày càng lịch thiệp, chu đáo. Tính chuyên nghiệp trong phục vụ cà phê cũng là một điểm mạnh giúp quán cà phê ngày càng đông khách hơn. Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp sẽ nâng cao chất lượng phục vụ, giúp khách hàng thoải mái hơn khi vào quán cà phê.
Một số quán cà phê lớn hiện nay đều nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng bằng cách đào tạo nhân viên phục vụ một cách chuyên nghiệp, những nhân viên ở đây đều được mặc đồng phục và trải qua các khóa nghiệp vụ do quán cà phê đào tạo. Từ đó nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi bước vào cũng như quá trình khách hàng thư giãn tại quán cà phê. Các nhân viên pha chế cũng được nâng cao về chất lượng, thể hiện tính chuyên nghiệp về tốc độ pha chế, mùi vị, thậm chí ở một số quán, quầy pha chế được đặt ở trung tâm để các bartender có thể biểu diễn pha chế cho khách hàng thưởng thức.


6. Đưa vào hoạt động và phát triển

Không chỉ những dự trù, khi triển khai hoạt động quán cà phê, các bạn cần quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của quán cà phê. Từ đó đánh giá:
- Nhân viên hoạt động có hiệu quả không ?
- Thức uống đã phù hợp với khách hàng hay không ?
- Khách hàng có cảm thấy thoải mái hay không ?
- Lượng khách hàng qua các tuần, tháng, quý trong năm.
Từ những điều đó có những điều chỉnh hợp lý cách hoạt động trong nội bộ quán cà phê cũng như các hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho quán cà phê, rút ngắn thời gian thu hồi vốn.
Các bạn cũng nên đánh giá những mặt hạn chế, nâng cao những mặt tốt của quán cà phê, lập biểu toán kinh phí, thu chi của quán cà phê một cách rõ ràng theo từng tuần, thăm dò ý kiến khách hàng và bổ sung những khiếm khuyết của quán trong thời gian ngắn nhất để kịp thời lấp trống những khiếm khuyết đồng thời có chiến lượt thu hút khách hàng và phát triển quán cà phê với tiêu chí: Giữ vững điểm mạnh, Xóa bỏ thiếu sót, Nâng cao về chất lượng.


III. Kết Luận

Những yếu tố khách quan từ khâu chuẩn bị đến triển khai dự án, chúng ta thấy rõ được việc đầu tư và kinh doanh quán cà phê cũng rất phức tạp, đầy rủi ro trong kinh doanh. Vì thế, trong từng bước đi chúng ta phải thật vững vàng và hiệu quả. Chúng tôi tin rằng, bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn khi tham gia vào thị trường này và từng bước sẽ giúp các bạn đi đến thành công.

Nội dung được đăng lại từ nguồn: puriocafe.com

Nếm để biết cà phê nguyên chất?

Cách nếm thử cà phê nguyên chất - Coffee cupping

CUPPING CÀ PHÊ TẠI PURIOCOFFEE LAB

Nhiều người trong số chúng ta biết cách thử rượu nhưng để đánh giá cà phê thì khác, chúng ta không thử theo cách đó. Nếm thử cà phê chuyên nghiệp được gọi bằng thuật ngữ “cupping”.
"Cupping" sẽ cho biết một cách không ngờ những hương vị chỉ phảng phất, không rõ ràng mà trước đây bạn không để ý; đồng thời giúp bạn nhận biết và đánh giá các loại cà phê khác nhau một cách nhất quán.
141202-cach-nem-thu-ca-phe-nguyen-chat-puricafe
Cách nếm thử cà phê nguyên chất.
Ngành công nghiệp cà phê sử dụng “cupping” để đo lường và kiểm soát chất lượng hạt cà phê, chỉ với một chén “cupping” nó cung cấp một bức ảnh nhanh về lô cà phê bất kỳ, cho dù đó chỉ là 1 bao cà phê nhỏ hay cả một lô lớn hàng chục container. Cà phê luôn được đo trên thang điểm từ 0 đến 100.
Cần những gì khi thực hiện “cupping”?
141202-dung-cu-dung-de-thu-puriocafe
- Một chén thủy tinh.
- Mẫu cà phê nguyên chất.
- Một cốc nước.
- Bộ thìa để đong cà phê.
- Một muỗng soup.
- Một form để ghi lại kết quả thử.

Cupping cà phê tại Purio coffee lab nhập từ nước ngoài:
141202-cac-dung-cu-thu-3-mau-mau-rang-khac-nhau-puriocafe
Các dụng cụ thử 3 mẫu màu rang khác nhau.
Công đoạn chuẩn bị thử.
“Cupping" là một hoạt động thực tiễn rất phổ biến trong ngành công nghiệp cà phê từ những nhà xuất khẩu hay nhập khẩu đến những nhà rang xay và các barista đều cần đến. Những “cupper” chuyên nghiệp làm việc trong các công ty cà phê, họ sẽ lấy cà phê từ nhiều nguồn khác nhau, nếm thử và sẽ chọn ra các loại cà phê ngon nhất thế giới. Thậm chí có cả những cuộc tranh tài về “cupping” mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, nơi mà những “cupper” giỏi nhất thi đấu vì giải thưởng.
141202-cam-nhan-huong-bot-ca-phe-nguyen-chat-sau-khi-xay-tu-hat-puriocafe
Cảm nhận hương của bột cà phê nguyên chất sau khi xay từ hạt.
141202-cho-cafe-no-sau-khi-pha-nuoc-nong-puriocafe
Chờ cà phê nở sau khi pha nước nóng.
141202-cac-chuyen-gia-tien-hanh-cupping-purocafe
Các chuyên gia tiến hành “cupping”.
Với những nhà sản xuất và những chủ nhà máy rang xay chuyên nghiệp,“cupping” là công đoạn phải làm ngay từ đầu khi sản xuất cà phê để có thể cung cấp cho người tiêu dùng những hương vị cà phê thơm ngon và tuyệt vời nhất. Puriocoffee cũng không ngoại lệ.
Được thực hiện bởi PurioCoffee.com
Các bài viết khác:
10 quán cà phê đáng đến nhất khi du lịch ở Mỹ

Ý tưởng mở quán & kinh doanh cà phê
Ý tưởng mở quán & kinh doanh cà phê - Phần 2
Các loại thức uống phổ biến trong các quán cà phê
Xu hướng quán cà phê nguyên chất thay quán cà phê cóc

Thêm bình luận




:D:lol::-);-)8):-|:-*:oops::sad::cry::o:-?:-x:eek::zzz:P:roll::sigh:
1000 symbols left



Mã an ninh
Làm tươi


Popular Posts

Like us on Facebook

Flickr Images